Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Tại TPHCM, chế độ ốm đau và thai sản chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lượt hồ sơ giải quyết chế độ BHXH, hỗ trợ rất lớn cho người lao động khi chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo phải điều trị dài ngày và lao động nữ có kế hoạch sinh con.
Bạn đang xem: Cách tính tiền thai sản với lao động nữ sinh con từ ngày 1/7
Đặc biệt, chế độ thai sản được người lao động quan tâm nhiều nhất vì thời gian hỗ trợ dài và mức hưởng cao, giúp lao động nữ có tài chính để duy trì cuộc sống suốt thời gian mang thai và nuôi con nhỏ.
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản bao gồm cả lao động nữ sinh con và lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Trong các nhóm trên, trường hợp giải quyết chế độ thai sản phổ biến nhất là lao động nữ sinh con. Trong trường hợp này, để được hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con phải đạt điều kiện là đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trong trường hợp lao động nữ đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở y tế thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản là phải đóng BHXH đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Lao động nữ sinh con đủ điều kiện quy định để hưởng chế độ thai sản như trên mà nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc) trước thời điểm sinh con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Chế độ thai sản với lao động nữ khi sinh con
Xem thêm : Bao nhiêu tuổi thì được làm chứng minh nhân dân ( cmnd, cmt )
Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm 4 khoản: Tiền nghỉ những ngày đi khám thai, tiền trợ cấp một lần khi sinh con, tiền thai sản trong thời gian sinh con và tiền dưỡng sức sau sinh.
Mức hưởng chế độ thai sản cao hay thấp tùy vào tiền lương của lao động nữ tham gia đóng BHXH. Mức hưởng một tháng được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Căn cứ vào mức hưởng chế độ thai sản theo tháng của người lao động, cơ quan BHXH sẽ tính mức hưởng theo ngày. Chế độ thai sản kéo dài bao nhiêu ngày thì tiền hưởng chế độ sẽ nhân theo số ngày được hưởng.
Thứ nhất, tiền nghỉ những ngày đi khám thai được quy định tại Điều 32 Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày.
Có 3 trường hợp mà người mang thai được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai là: lao động nữ ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người mang thai có bệnh lý; thai không bình thường.
Như vậy, trong suốt thai kỳ, lao động nữ có thể được hưởng tiền nghỉ những ngày đi khám thai ít nhất là 5 ngày lương, nhiều nhất là 10 ngày lương. Mức hưởng 1 ngày được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Thứ 2, tiền trợ cấp một lần khi sinh con được quy định tại Điều 38 Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
Xem thêm : Chiến tranh đặc biệt là gì? Do ai khởi xướng?
Như vậy, từ ngày 1/7, lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần là 3,6 triệu đồng cho mỗi đứa con được sinh ra.
Thứ 3, tiền thai sản trong thời gian sinh con được quy định tại Điều 34 Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, khi sinh con, lao động nữ được chọn nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 6 tháng (tính cả khoảng thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con).
Trường hợp lao động nữ sinh nhiều con cùng một thai kỳ thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
Như vậy, tiền thai sản trong thời gian sinh con của lao động nữ là 6 tháng tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Riêng trường hợp sinh nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được hưởng thêm 1 tháng.
Riêng trong trường hợp lao động nữ sau khi sinh con mà con chết, thời gian nghỉ thai sản có sự thay đổi. Nếu con dưới 2 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 4 tháng tính từ ngày sinh con. Nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 2 tháng tính từ ngày con chết. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng.
Thứ 4, tiền dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điều 41 Luật BHXH năm 2014.
Khoản 1 Điều 41 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 5-10 ngày.
Theo Khoản 2 Điều 41, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau: Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Khoản 3 Điều 41 quy định, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở, tức là 540.000 đồng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp