Vi khuẩn được tìm thấy trong tất cả những sản phẩm sữa lên men gồm cả sữa chua. Khi làm sữa chua, những loại vi khuẩn cụ thể sẽ được thêm vào sữa, giúp chuyển đổi đường trong sữa (lactose) thành axit lactic. Quá trình lên men giúp sản xuất ra sữa chua.
- Chính thức có Lịch nghỉ Lễ dịp Quốc khánh 02/9/2018
- Đậu đen đem nấu cùng 2 thứ này sẽ thành món ăn tăng sinh collagen đánh bay nếp nhăn, chị em sẽ đẩy lùi lão hóa, kéo dài tuổi thọ
- Hàng hóa và hai thuộc tính hàng hóa
- Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì ? [Cập nhập 2022]
- Các từ viết tắt trong xuất nhập khẩu bằng tiếng Anh thường dùng
Nhiều nhà sản xuất sữa chua hiện nay đã bổ sung thêm nhiều loại vi khuẩn có lợi vào sản phẩm có thể hỗ trợ ngăn chặn và cải thiện tiêu chảy như Bifidobacterium lactis, Bifidobacterium bifidum, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus…
Bác sĩ CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, các thực phẩm giàu men vi sinh như sữa chua có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa lactose dễ dàng hơn, qua đó làm giảm những tác dụng phụ khó chịu như tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều người không dung nạp lactose nên có thể bị tiêu chảy do bổ sung các thực phẩm giàu lactose, trong đó có sữa chua.
Nếu bị tiêu chảy sau khi ăn sữa chua thông thường, bạn có thể chuyển sang bổ sung những loại sữa chua giàu men vi sinh. Loại sữa chua này góp phần phòng ngừa nhiều loại tiêu chảy như tiêu chảy ở khách du lịch, tiêu chảy do nhiễm trùng, tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, do bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích.
Xem thêm : Nguyên nhân gây viêm ngứa vùng kín nam
Lợi ích của sữa chua
Men vi sinh có trong sữa chua có thể làm thuyên giảm tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích… Người bệnh tiêu chảy có thể ăn sữa chua. Cũng theo nghiên cứu của Đại học Tasmania (Australia) từ năm 2009-2012 đăng trên tạp san BMJ (Anh), các loại sữa chua chứa probiotics có thể giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị những dạng tiêu chảy khác nhau.
Việc bổ sung men vi sinh (probiotics) trong một vài tuần trước khi đi du lịch có thể làm giảm đến 15% nguy cơ tiêu chảy ở khách du lịch. Theo nghiên cứu của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ vào năm 2010, chế phẩm sinh học có khả năng rút ngắn thời gian biểu hiện triệu chứng lên đến 25 giờ với người bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Việc dùng những sản phẩm chứa men vi sinh giúp giảm 59% nguy cơ tiêu chảy trên 4 ngày so với các trường hợp không dùng.
Thuốc kháng sinh là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy. Thuốc làm xáo trộn sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, làm sinh sôi và phát triển những vi khuẩn có hại, gây tiêu chảy. Bổ sung men vi sinh khi đang dùng thuốc kháng sinh có thể giúp giảm đến 51% nguy cơ tiêu chảy theo nghiên cứu của Đại học Copenhagen năm 2017. Tuy nhiên, theo nghiên cứu Đại học Tasmania (Australia) hiệu quả sẽ rõ rệt nhất là ở trẻ em và thanh niên, giảm dần với người trên 64 tuổi.
Bác sĩ Yến Thủy cho biết, để mang lại lợi ích cho đường ruột, sữa chua cần đáp ứng hai tiêu chí là cung cấp hơn 10 tỷ đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) của men vi sinh trên mỗi khẩu phần. Sữa chua chứa những chủng lợi khuẩn có khả năng tồn tại tốt trong môi trường axit của đường ruột. Bạn có thể chọn các loại có số lượng CFU cao, cung cấp một trong những chủng lợi khuẩn đã đề cập trên.
Xem thêm : Các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ
Những thực phẩm có lợi khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, nếu ăn phải những thực phẩm khó tiêu sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài sữa chua, các thực phẩm giàu tinh bột, chuối, táo được khuyên dùng cho người bệnh tiêu chảy. Chuối mềm dễ tiêu hóa, chứa lượng kali lớn giúp bổ sung những chất điện giải cho cơ thể đang cần. Táo chứa chất xơ hòa tan pectin, rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra, loại quả này còn bổ sung đường tự nhiên cho cơ thể ngay lập tức. Mỗi ngày người bệnh tiêu chảy nên ăn 2-3 quả táo.
Thực phẩm giàu tinh bột có hàm lượng chất xơ thấp nên hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều. Người bệnh tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để giúp cơ thể tái điều hòa cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Lưu ý cần tránh gạo nâu vì loại gạo này rất giàu chất xơ. Bổ sung đủ nước rất quan trọng đối với người bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy sẽ làm cơ thể của bạn bị mất nước. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh dễ bị mệt mỏi, suy nhược.
Ngoài nước lọc, một số loại trà cũng được bác sĩ khuyên dùng như trà hoa cúc, trà vỏ cam. Trong trà hoa cúc có chứa tanin, giúp làm giảm co thắt ruột, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, rất phù hợp cho người bệnh tiêu chảy. Người bệnh nên lưu ý giữ gìn vệ sinh ăn uống, cung cấp đủ nước và những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể.
Trúc Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp