Khi bị tiểu đường, cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc sử dụng insulin hiệu quả như bình thường. Nếu không có đủ lượng insulin, lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên đột biến.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng khiến cho mức cholesterol và chất béo trung tính tăng cao. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần phải theo dõi lượng chất béo và đường được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Bệnh tiểu đường có hai loại chính, bao gồm:
Bạn đang xem: Bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
- Bệnh tiểu đường loại 1: Xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin một loại hormone kiểm soát lượng glucose trong máu và chuyển nó vào các tế bào.
- Bệnh tiểu đường loại 2: Là dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất. Tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát mức đường huyết trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng này tiến triển thành bệnh tiểu đường thực thụ. Bên cạnh đó, các yếu tố di truyền và thói quen sống cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Xem thêm : Những người nhóm máu O uống bia rượu thường đỏ mặt?
Nhìn chung, dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Lập kế hoạch ăn uống hợp lý, lựa chọn lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt được lượng đường trong máu của họ.
Carbohydrate là một trong ba chất dinh dưỡng chính, rất cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, chất này cũng được coi là tác nhân chủ yếu làm tăng lượng đường trong máu và khiến cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường trở nên khó khăn hơn. Điều này là do carbohydrate phân huỷ thành đường trong máu khi đi vào cơ thể.
Xem thêm : Tổng hợp lời chúc Tết bố mẹ hay, ngắn gọn, ý nghĩa nhất 2024
Chìa khóa quan trọng để kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu sau bữa ăn là chọn các loại thực phẩm có chứa nguồn carbohydrate chất lượng, nghĩa là những loại có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp