Bắp ngô với bệnh tiểu đường: Tác dụng & cách ăn

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Ngô là thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên có không ít người lo ngại bắp ngô với bệnh tiểu đường “tương khắc” với nhau. Trên thực tế, dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng, trả lời cho việc bệnh tiểu đường ăn bắp được không là hoàn toàn có thể. Theo dõi ngay những chia sẻ của các chuyên gia Nutricare trong bài viết dưới đây để có lời giải đáp chi tiết nhất!

1. Bệnh tiểu đường có ăn bắp được không?

Ngô rất giàu dinh dưỡng với chỉ số đường huyết ở mức thấp GI = 55 và tải lượng đường huyết ở mức trung bình GL = 15. Vì thế, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ngô. Tuy nhiên, ngô cũng chứa hàm lượng Carbohydrate khá cao (18.7 g trong 100 g ngô) nên người bệnh tiểu đường chỉ nên khoảng ½ bắp ngô mỗi bữa.

Ngô phù hợp với người tiểu đường
Ngô được coi là loại thực phẩm phù hợp cho thực đơn của người bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết (GI) của ngô thường ở mức thấp, tuy nhiên có thể thay đổi nhiều theo cách chế biến:

  • Ngô luộc có chỉ số đường huyết ở mức thấp (48 – 52)
  • Trong khi bỏng ngô lại ở mức trung bình (65)
  • Các loại bánh ngô thường ở mức cao (trên 74).

Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn ngô luộc là tốt nhất.

Bên cạnh đó, chỉ số tải lượng đường huyết (GL) đánh giá một cách toàn diện hơn GI về ảnh hưởng của Carbohydrate trong thực phẩm tới việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngô chứa nhiều tinh bột nhưng lại có GL ở mức trung bình (15), do vậy ít ảnh hưởng hơn tới đường huyết hơn và hạn chế được nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Ngô giàu dinh dưỡng
Ngô giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường

Khi đặt câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được ngô không thì ngoài cung cấp năng lượng từ tinh bột, ngô còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh bao gồm chất xơ, Sắt, Vitamin A, B6, Choline, Folate, Kẽm, Mangan và Selen… Các chất này đóng vai trò quan trọng trong cải thiện hệ miễn dịch và củng cố sức khoẻ, giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và thần kinh… Do đó, ngô được coi là loại thực phẩm phù hợp cho thực đơn của người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có ăn MÍT được không? Hướng dẫn ăn mít đúng cách

2. Tác dụng bắp ngô với bệnh tiểu đường

Thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng giúp ngô đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh tiểu đường. Tham khảo bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g ngô sau đây:

Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng Năng lượng 86 kcal Natri 15 mg Chất đạm 3.27 g Kẽm 0.46 mg Chất béo 1.35 g Đồng 0.054 mg Chất xơ 2 g Mangan 0.163 mg Carbs 18.7 g Selen 0.6 µg Đường 6.26 g Riboflavin 0.055 mg Tinh bột 5.7 g Vitamin A 9 µg Canxi 2 mg Vitamin B-6 0.093 mg Sắt 0.52 mg Vitamin C 6.8 mg Magie 37 mg Folate 42 µg Phốt pho 89 mg Vitamin E 0.07 mg Kali 270 mg Vitamin K 0.3 µg … – … –

Với giá trị dinh dưỡng như trên, các lợi ích từ bắp ngô với bệnh tiểu đường có thể kể đến cụ thể như sau:

  • Giảm phản ứng của glucose và insulin: Lượng đường Fructose và tinh bột kháng tiêu hoá chậm trong ngô giúp hạn chế phản ứng tăng đường huyết đột ngột và kích thích sản sinh quá mức Insulin trong cơ thể.
  • Quản lý cân nặng và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2: Chất xơ và tinh bột kháng trong ngô thúc đẩy hoạt động tiêu hoá và gây nhanh no, giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Các hợp chất Flavonoid trong ngô cũng có tác động tích cực đến chức năng của hệ tiêu hoá và giảm tích tụ mỡ thừa. Do đó, ngô giúp giảm nguy cơ béo phì và ngăn ngừa khởi phát tiểu đường type 2.
  • Ngăn ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường: Ngoài kiểm soát cân nặng tốt, ngô cũng chứa Phytosterol giúp làm giảm tích tụ chất béo và kiểm soát Cholesterol máu hiệu quả. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
  • Cải thiện sức khỏe của mắt: Ngô chứa nhiều Carotenoid và Xanthophylls có tác động duy trì và cải thiện sức khoẻ của mắt, giúp phòng ngừa các biến chứng trên mắt của bệnh tiểu đường như đục thuỷ tinh thể và thoái hoá điểm vàng.
  • Phòng chống ung thư: Lượng chất xơ lớn trong ngô giúp phát triển hệ khuẩn chí trong đường ruột, làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Phytochemical trong ngô cũng đã được chứng minh có tác dụng chống ung thư hiệu quả.
Hạt ngô
Ngô làm giảm nguy cơ khởi phát tiểu đường type 2 và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường

Xem thêm:

  • Đậu phộng và bệnh tiểu đường: Cách dùng sao cho đúng
  • Những loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường
  • Bệnh tiểu đường nên uống gì?

3. Cách ăn bắp ngô với bệnh tiểu đường

Để tận dụng tối đa các lợi ích mà ngô đem lại, người bệnh tiểu đường nên ăn ngô một cách khoa học và hợp lý.

Liều lượng:

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường cần lượng Carbohydrate dao động từ 45 đến 60 gam cho mỗi bữa ăn. Do vậy, lượng ngô được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường là 1/2 chén ngô nấu chín hoặc 1/2 chén ngô luộc (tương đương với 15 gam Carbohydrate).

Nửa chén ngô
Người bệnh tiểu đường nên ăn ½ chén ngô mỗi ngày

Ngoài ra, tuỳ thuộc vào thể trạng của từng người bệnh mà liều lượng ngô có thể điều chỉnh sao cho hợp lý. Tuy nhiên, không nên ăn ngô quá thường xuyên mà nên xen kẽ với các loại thực phẩm khác để đảm bảo cân đối dinh dưỡng và kiểm soát đường máu tốt hơn.

Cách chế biến:

Nhiều người đặt câu hỏi “bệnh tiểu đường có ăn được ngô luộc không?” và câu trả lời là có, người tiểu đường nên ăn ngô được chế biến dạng nướng, hấp hoặc luộc do các dạng này có chỉ số đường huyết thấp nhất (48 – 52) và giữ lại được hầu hết giá trị dinh dưỡng trong ngô.

Cách ăn:

  • Ăn ngô vào bữa sáng hoặc bữa trưa để cơ thể có thời gian tiêu hoá và sử dụng hết mức năng lượng cao của ngô, tránh đầy hơi và chướng bụng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu Carbohydrate khác trong bữa ăn đã có ngô để kiểm soát lượng Carbohydrate nạp vào cơ thể và giảm các ảnh hưởng không tốt tới đường huyết.
  • Kết hợp cùng rau xanh, trái cây, sữa ít béo để đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất và cân đối dinh dưỡng cho người tiểu đường.
  • Uống nhiều nước khi ăn ngô để thúc đẩy tiêu hoá tốt hơn các chất dinh dưỡng trong ngô.
  • Tránh ăn các dạng ngô chế biến sẵn có lượng đường cao như sirô ngô do có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

Như vậy, người bệnh tiểu đường cần lưu ý liều lượng, cách chế biến và cách ăn ngô đúng nhằm đảm bảo chỉ số đường huyết trong máu ở mức an toàn.

Luộc ngô
Ngô luộc tốt nhất với người bệnh tiểu đường do có GI thấp nhất

Có thể bạn quan tâm:

  • 16+ Thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường nên biết
  • 11+ Hậu quả của tiểu đường cần biết để ngăn ngừa biến chứng!

4. Một số nguy cơ có thể gặp phải khi ăn ngô

Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho người tiểu đường, ăn ngô cũng có thể mang đến một số nguy cơ sức khoẻ như:

  • Rối loạn tiêu hoá: Các loại Carbohydrate trong ngô kém hấp thu và dễ lưu lại trong đường ruột gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy và táo bón.
  • Đau dạ dày: Ngô chứa nhiều chất xơ và tinh bột tiêu hoá chậm nên kích thích dạ dày tiết Axit nhiều hơn. Các chất này cũng gây đầy hơi nên làm tăng co thắt dạ dày và tăng nguy cơ loét cao hơn.
  • Viêm da, nứt da: Ngô không chứa Lysine, Tryptophan và Niacin nên ăn nhiều ngô có thể gây thiếu hụt các chất này dẫn đến tình trạng khô, nứt nẻ da và viêm da.
  • Tăng đường huyết đột ngột: Dù có chỉ số đường huyết thấp nhưng ngô vẫn chứa khá nhiều Carbohydrate nên ăn nhiều có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

Các nguy cơ này dễ xảy ra hơn khi người tiểu đường sử dụng lượng ngô vượt quá liều lượng được khuyến cáo. Vì thế, kiểm soát lượng ngô ăn vào một cách hợp lý là rất quan trọng để tận dụng hết các lợi ích của ngô và tránh các tác hại có thể xảy ra nói trên.

Đau dạ dày
Ăn ngô có thể gây đau dạ dày và rối loạn tiêu hoá

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về tác động của bắp ngô với bệnh tiểu đường. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp nhất cho người bệnh tiểu đường.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn hãy gọi ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Glucare Gold và trang sản phẩm sữa Glucare Gold để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất từ các chuyên gia y tế.

sữa Glucare Gold

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.