Bệnh tiểu đường ăn được cam không: Xem ngay để biết!

Ngoài tính toán khẩu phần ăn, bạn cũng nên kiểm tra đường huyết trước và sau bữa ăn 2 giờ. Mục tiêu là lượng glucose máu không vượt quá 180mg/dL. Trong trường hợp vượt ngưỡng, bạn buộc phải điều chỉnh lại khẩu phần ăn.

Có thể bạn quan tâm: Người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Giải đáp cho những lầm tưởng bấy lâu nay

Bệnh tiểu đường có ăn được cam không? Được nhưng nên lựa chọn thời điểm phù hợp

Có nhiều lầm tưởng xoay quanh thời điểm ăn trái cây mà mọi người hay mắc phải. Theo đó, không ít ý kiến cho rằng nên ăn trái cây vào buổi chiều hay ăn lúc bụng rỗng để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Thực tế lại không phải vậy, theo các chuyên gia y khoa, việc ăn trái cây như thế nào còn tùy vào đối tượng và thể trạng của người dùng.

Với người bình thường, bạn có thể dùng trái cây cả ngày, nhưng bệnh nhân tiểu đường khi ăn trái cây, cụ thể là cam lại không thể theo cách như vậy. Những đối tượng này được khuyên nên ăn trái cây trong hay sau bữa ăn hoặc kết hợp với một thực phẩm khác nhằm làm chậm quá trình hấp thu đường từ ruột non vào máu. Điều này sẽ hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Ngoại lệ duy nhất là thai phụ bị tiểu đường không được ăn cam vào bữa sáng vì lúc này hormone thai kỳ đang ở mức cao sẽ khiến cơ thể không dung nạp được carb.

Người bệnh cũng nên chú ý không dùng sữa gần thời điểm ăn cam để tránh bị đầy hơi, chướng bụng do vitamin C phản ứng với protein trong sữa.

Vậy bị tiểu đường uống nước cam được không?

Nhiều người cũng thắc mắc tiểu đường uống nước cam được không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn nên chọn ăn trực tiếp cam tươi thay vì ép lấy nước uống nhằm bổ sung chất xơ tối đa cho cơ thể. Ngoài ra, để uống nước cam đúng cách bạn cũng cần lưu ý: