Bệnh nhân bị tiểu đường ăn đậu phộng được không?

Đậu phộng được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Việc ăn đậu phộng và các sản phẩm được chế biến từ chúng sẽ: Thúc đẩy việc giảm cân, giảm một số nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát được lượng đường trong máu và hạn chế sự phát triển của bệnh tiểu đường ngay từ ban đầu. Vậy tiểu đường ăn đậu phộng được không?

Bị tiểu đường ăn đậu phộng được không?

Đậu phộng và bơ đậu phộng được coi là thực phẩm thân thiện cho bữa ăn của người tiểu đường. Bởi vì chúng đem lại hương vị tuyệt vời, có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mà lại không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi sử dụng.

Bị tiểu đường ăn đậu phộng được không?Đậu phộng được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Các nghiên cứu cho thấy rằng, khi kiểm tra chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm từ 0 – 100, nếu chỉ số này càng lớn thì mức độ tăng đường huyết sau khi ăn càng nhiều. Vì vậy, GI của đậu phộng được cho là 14, đây được xếp vào loại có chỉ số GI thấp nên ít gây biến động lượng đường trong máu của bệnh nhân mắc tiểu đường sau ăn.

Vậy nên người bị bệnh tiểu đường có thể cân nhắc thêm thực phẩm này vào chế độ ăn hằng ngày của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe nhất, bạn nên thăm khám và hỏi ý kiến từ chuyên gia. Bởi ngoài những công dụng tuyệt vời trên chúng còn có thể mang lại một số rủi ro tìm ẩn đối với người có triệu chứng tiểu đường loại 2 nếu chúng ta sử dụng không đúng cách.

Lợi ích sức khỏe của đậu phộng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường

Đậu phộng được coi là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể chúng ta. Đặc biệt, trong vỏ đậu phộng còn chứa các loại khoáng chất như mangan, đồng và các loại thực vật chống oxy hóa khác.

Điều hòa đường huyết

Đậu phộng là một thực phẩm tiềm năng nên có trong chế độ ăn kiêng của người tiểu đường. Bên cạnh việc có chỉ số GI thấp không tăng đường huyết đột biến sau khi sử dụng. Ngoài ra, thành phần chất xơ có trong đậu phộng sẽ giúp bạn điều hòa đường huyết và kiểm soát cân nặng. Từ đó ngăn chặn được nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2 phát triển.

Bị tiểu đường ăn đậu phộng được không có lợi ích gìĐậu phộng và bơ đậu phộng có chỉ số GI thấp

Ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến biến chứng tim mạch

Về biến chứng tim mạch, đây là bệnh được coi là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, chế độ ăn nên thay chất béo động vật, chất béo đã qua nhiều lần chế biến bằng các loại chất béo tốt như đậu phộng, hạnh nhân và hồ đào. Chúng được khuyến cáo là một chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch của người bệnh.

Cũng vì những lợi ích mà đậu phộng mang lại nên các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên bạn nên đưa nó vào chế độ ăn hằng ngày. Sau đây là một số cách để xây dựng thực đơn đậu phộng, bơ đậu phộng cho người mắc tiểu đường:

  • Trộn đậu phộng chung với yến mạch qua đêm để ăn sáng.
  • Rắc đậu phộng lên món salad để bổ sung thêm protein cho buổi trưa.
  • Ăn thêm một vài hạt đậu phộng như một bữa ăn phụ.
  • Giã nhuyễn rồi trộn với các thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn.
  • Ăn salad rau củ quả với bơ đậu phộng cho bữa tối.
Bị tiểu đường ăn đậu phộng được không, ăn sao cho hợp lýCó thể thêm đậu phộng vào thực đơn ăn uống mỗi ngày

Những rủi ro mà đậu phộng có thể gây ra cho người mắc bệnh tiểu đường

Tiểu đường ăn đậu phộng được không? Mặc dù đa số các chuyên gia luôn khuyên rằng nên thêm đậu phộng vào khẩu phần ăn của người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề có thể xảy ra khi ăn loại thực phẩm này mà người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý. Để từ đó có cách chế biến, ăn đậu phộng thích hợp, an toàn.

Dị ứng

Đây được cho là một trong những rủi ro lớn nhất khi ăn đậu phộng. Cơ chế để gây ra dị ứng đến nay vẫn chưa được làm rõ và không phải bệnh nhân nào cũng sẽ gặp tình trạng này. Tuy vậy, những triệu chứng sau sẽ giúp bạn biết được liệu mình có phải là người dị ứng với đậu phộng hay không:

  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Nổi mề đay;
  • Chàm dị ứng;
  • Sốc phản vệ;
  • Phù hạch;
  • Hen suyễn.

Ngộ độc thực phẩm

Đối với đậu phộng khi bị mốc sẽ nhiễm nấm Aspergillus flavus, đây là loại nấm sẽ tạo ra độc tố aflatoxin. Tình trạng mốc này có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản chúng.

Ngoài ra, việc bảo quản đậu phộng không đúng cách còn làm chúng tăng hàm lượng axit béo bão hòa hay còn được gọi là chất béo xấu. Quá trình này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng cho tim mạch cũng như mùi vị thơm ngon của đậu phộng.

Mong rằng qua bài viết trên phần nào đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi tiểu đường ăn đậu phộng được không và các lưu ý khi sử dụng đậu phộng. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm hướng dẫn xây dựng thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường để có chế độ ăn uống hợp lý. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.

Xem thêm:

  • Tiểu đường có ăn được nhãn không
  • Tiểu đường có ăn được dưa lê không
  • Tiểu đường có được ăn mận không

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Hellobacsi