Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là một trong những thực phẩm tốt, có thể sử dụng cho người bệnh tiểu đường nhưng cần sử dụng với liều lượng, cách chế biến và loại khoai phù hợp. Cùng tìm hiểu cụ thể vấn đề này với bài viết sau đây nhé!
Bạn đang xem: Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Cách ăn đúng cho người bệnh
Có thể bạn quan tâm:
- Đậu phộng và bệnh tiều đường: Có ăn được không? Nên ăn như thế nào?
- Top 5 loại sữa tiểu đường thai kỳ được khuyên dùng
1. Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
Bệnh tiểu đường CÓ ăn được khoai lang và đây là một lựa chọn thay thế tốt cho khoai tây trắng. Mặc dù khoai lang có chứa tinh bột nhưng lượng calo thấp, đồng thời hàm lượng đường và tinh bột trong khoai lang tương đối ít nên người bệnh tiểu đường vẫn ăn được khoai lang. Hơn nữa, khoai lang là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, với GI là 44 (với khoai lang luộc), rất thân thiện với người bị tiểu đường. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất xơ giúp cơ thể no lâu hơn và giảm thiểu tối đa lượng thức ăn. Chính vì thế, bệnh tiểu đường có kiêng ăn khoai lang không thì có thể khẳng định là không cần kiêng và người bệnh có thể ăn được khoai lang.
2. Lợi ích của khoai lang với bệnh tiểu đường
Để biết được khoai lang mang lại lợi ích gì cho người bệnh tiểu đường, chúng ta cùng xem thành phần dinh dưỡng chính trong 100g khoai lang và khoai tây dưới đây: (1)
Thành phần dinh dưỡng Khoai lang Khoai tây Tác dụng Năng lượng 119 Kcal 93 Kcal Chỉ số GI (luôc) 44 (thấp) 78 (cao) Chỉ số đường huyết Chất xơ 1,3g 1 g Giúp người bệnh no lâu hơn, Kiểm soát đường huyết, Cải thiện hệ thiêu hóa Canxi 34 mg 10 mg Hỗ trợ giảm tình trạng loãng xương ở người tiểu đường Magie 201 mg 32 mg Giảm thiểu nguy cơ bệnh tiểu đường type II Mangan 0,39 mg 0,2 mg Điều tiết hàm lượng insulin thích hợp và giúp ổn định đường huyết Kali 210 mg 396 mg Duy trì các mô và cơ bắp khỏe mạnh Vitamin C 23 mg 10 mg Chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Beta-caroten 150 μg 5 μg Chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Protein 0,8 g 2g Bổ sung dưỡng chất cho người bệnh
2.1.Kiểm soát đường huyết
- Giàu chất xơ: Trong 100g khoai lang có chứa 1,3 g chất xơ, trong khi đó khoai tây chỉ có chứa 1g. Các chất xơ đều hòa tan (15-23%) ở dạng pectin và không hòa tan (77-85%) ở dạng cellulose, hemicellulose và lignin. Các chất xơ hòa tan có thể làm tăng cảm giác no lâu, giảm lượng thức ăn và giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan mang đến lợi ích với sức khỏe người bệnh tiểu đường, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe đường ruột
- Chỉ số GI thấp: những loại thực phẩm có GI
- Caiapo – một tinh chất được chiết xuất từ khoai lang trắng có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol ở bệnh nhân tiểu đường type II
2.2. Giảm sự kháng insulin
Khoai lang chứa hợp chất Carotenoids giúp hạn chế kháng insulin, giúp đường từ máu đi vào các tế bào thuận lợi hơn. Nhờ đó mà lượng đường lưu giữ trong máu được giảm đi đáng kể.
2.3 Giúp người bị tiểu đường giảm cân
Khoai lang là loại thực phẩm có lượng calo thấp. Trong 100g khoai lang sống chỉ cung cấp 86 calo. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng khoai lang thay thế cơm, khoai tây, bánh mì… để tránh tăng cân. Đồng thời, chất xơ trong khoai lang còn giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn. Từ đó, người bệnh sẽ hạn chế được lượng thức ăn nạp vào cơ thể và duy trì cân nặng hợp lý.
2.4. Chống oxy hóa, giảm nguy cơ tai biến từ bệnh tiểu đường
Nhờ hàm lượng Beta-Carotene (150 μg) và Vitamin C (23 mg) mà khoai lang mang đến khả năng chống oxy hóa tốt. Các hợp chất này trong khoai lang giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại. Nhờ đó, những bệnh nhân tiểu đường sử dụng thực phẩm này sẽ giảm các biến chứng nguy hiểm như tai biến, đột quỵ. Trong khi đó, với khoai tây thì hàm lượng Beta-caroten chỉ có 5 μg và 10mg Vitamin C. Vì thế, mỗi liên hệ giữa khoai lang với bệnh tiểu đường là an toàn và có thể sử dụng được cho người bệnh.
2.5. Cải thiện hệ tiêu hóa cho người bệnh tiểu đường
Chất xơ có trong khoai lang giúp loại bỏ các chất thải tích tụ trong dạ dày và làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón ở người bị tiểu đường. Theo một nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong khoai lang tím thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
2.6. Khoai lang chứa nhiều dinh dưỡng
Trong 100g khoai lang mang lại cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như: Protein (0,8g), chất xơ (1,3g), tinh bột và nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng. Giúp cơ thể người bệnh tiểu đường tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm viêm…
Bệnh tiểu đường có nên ăn khoai lang không? Khoai lang có nhiều tác dụng tốt cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực phẩm này lại chứa nhiều carbs (trong 100g khoai lang có 28,5g carbs). Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần ăn có chừng mực. Bởi nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể khiến tích tụ đường trong máu và làm đường huyết tăng đột biến sau ăn.
Có thể bạn quan tâm: Bắp ngô với bệnh tiểu đường
3. Cách ăn khoai lang tốt cho người tiểu đường
Xem thêm : Tẩy da chết trước hay rửa mặt trước? Thứ tự nào đúng?
Cách chế biến:
Cách chế biết khoai lang ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số GI và các hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai. Dựa vào bảng chỉ số GI thay đổi theo các phương pháp chế biến dưới đây để lựa chọn phương thức phù hợp:
Cách chế biến Chỉ số GI Chỉ số GL Luộc bình thường 44 11 Bỏ vỏ, cắt khúc để luộc 46 15 Nướng 82 37 Chiên 75 24
Dựa vào bảng trên và theo khuyến cáo thì để sử dụng tốt nhất cho người tiểu đường nên chế biến khoai lang luộc hoặc hấp, nên ăn cả vỏ và hạn chế nướng, chiên rán. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất vào tháng 10 năm 2011, cho thấy, khoai lang luộc hoặc hấp có chỉ số GI thấp nhất. Nguyên nhân do nước sôi hoặc khí nóng làm mềm tinh bột và giúp dễ tiêu hóa hơn. Còn nếu chế biến khoai lang theo phương pháp nướng hoặc chiên rán thì có thể làm mất đi nhiều dưỡng chất tốt và làm tăng GI của khoai lang [2].
Lưu ý: Thời gian luộc càng lớn thì GI càng thấp. Lấy ví dụ, khi luộc trong 30 phút, khoai lang có giá trị GI thấp khoảng 46, nhưng khi luộc chỉ 8 phút thì GI trung bình lên đến 61.
Liều lượng:
Ngoài cách chế biến thì người mắc bệnh tiểu đường cũng cần đặc biệt quan tâm tới lượng và thời gian ăn khoai lang. Cụ thể, theo khuyến cáo, người bệnh tiểu đường chỉ nên bổ sung lượng carbs mỗi bữa chính khoảng từ 40 – 50g. Trong khi đó, lượng carbs trong 100g khoai lang là 28,5g. Như vậy, mỗi bữa người bệnh chỉ nên ăn ít hơn 200g khoai lang.
Thời điểm người bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang:
Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là bữa sáng, nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể. Còn vào các bữa trưa, tối thì nên sử dụng ít khoai lang hơn và thay thế bằng những thực phẩm khác để bổ sung thêm chất đạm, vitamin.
Lưu ý:
Đồng thời, khi ăn khoai lang, người bệnh cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Hạn chế tinh bột từ thực phẩm khác: Bởi trong khoai lang đã chứa nhiều tinh bột, khi sử dụng cần cân đối với các thực phẩm khác để tổng lượng tinh bột bổ sung phù hợp, trong giới hạn cho phép.
- Ăn thêm rau xanh và trái cây: Khoai lang là thực phẩm cung cấp nhiều carbs. Do đó, khi ăn khoai lang người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây để cung cấp đủ vitamin, chất xơ nhằm giảm bớt hấp thu đường trong máu.
- Không ăn thường xuyên: Việc ăn khoai lang thường xuyên là điều không nên. Người bệnh cần cân đối để bổ sung cân đối các nhóm thực phẩm khác nhằm tăng cường đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không nên ăn khoai lang sống: Nếu sử dụng khoai lang sống có thể ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của người bệnh tiểu đường. Đồng thời, khoai lang sống có lượng đường cao hơn khoai lang chín nên có thể khiến đường huyết tăng.
- Hạn chế ăn rau lang vì nó có chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận
2. Những loại khoai lang phù hợp cho người tiểu đường
Sau khi biết “Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?” thì loại khoai lang phù hợp cho người bệnh tiểu đường cũng khá được người bệnh quan tâm. Khoai lang có nhiều loại và người bệnh tiểu đường có thể ăn bất cứ loại khoai lang nào. Tuy nhiên, 3 loại sau đây được coi là lý tưởng nhất cho người bị tiểu đường. Cụ thể:
Khoai lang cam
Đây là loại khoai với lớp vỏ màu nâu đỏ và thịt khoai có màu cam. Chỉ số đường huyết của khoai lang cam là 44,1 – thuộc loại thực phẩm có GI thấp nên khá an toàn cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, hàm lượng chất xơ trong khoai lang cam lớn hơn nhiều so với khoai lang trắng. Do đó, loại khoai lang này rất tốt để người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng và đường huyết.
Xem thêm : 49 món quà sinh nhật ý nghĩa dành tặng người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp
Khoai lang tím
Đúng với tên gọi, đây là loại khoai có màu tím ở vỏ bên ngoài và bên trong, ăn có vị ngọt mát, mùi thơm. Khoai lang tím có chỉ số đường huyết GI thấp hơn khoai lang cam (GI khoai lang cam là 44,1). Bên cạnh đó, khoai lang tím chứa nhiều hoạt chất Anthocyanin, có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin và có thể làm giảm hấp thu carbohydrat ở ruột. Vì vậy, người bệnh tiểu đường ăn khoai lang tím giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Khoai lang Nhật
Đây là loại khoai lang khá phổ biến đôi khi được gọi là khoai lang trắng, mặc dù nó có vỏ màu tím và thịt bên trong màu vàng. Khoai lang Nhật có vị gần giống với khoai lang mật và khá dễ ăn. Với chỉ số đường huyết thấp và chứa hoạt chất Caiapo, có tác dụng hạn chế tình trạng thèm ăn và giảm Cholesterol trong máu. Vì vậy, ăn khoai lang Nhật giúp người bệnh tiểu đường duy trì cân nặng và giảm các nguy cơ biến chứng mạch máu.
5. Khi nào người tiểu đường không nên ăn khoai lang?
Mặc dù đã có câu trả lời việc “Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?” nhưng có một số đối tượng không nên ăn khoai lang trong trường hợp này. Những đối tượng sau không nên ăn khoai lang để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
- Người tiểu đường có hệ tiêu hóa kém: Với người bệnh có hệ tiêu hóa kém, ăn khoai lang có thể khiến đầy hơi, khó tiêu. Do đó, để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả thì người bệnh tiểu đường có vấn đề về hệ tiêu hóa cần hạn chế sử dụng khoai lang.
- Người đang đói: Nếu ăn khoai lang lúc đói có thể làm cho người bệnh bị đầy bụng, tăng tiết dịch vị. Vì vậy, nên tránh ăn khoai lang trong thời điểm này và cần luộc khoai thật kỹ rồi mới ăn.
- Người bị tiểu đường có bệnh thận: Khi người bệnh tiểu đường bị thận thì khả năng đào thải kali của thận kém. Trong khi đó, khoai lang là thực phẩm chứa nhiều kali. Nếu ăn khoai lang thường xuyên sẽ làm cho hàm lượng kali trong máu dư thừa và có thể khiến người bệnh bị các vấn đề về huyết áp, tim mạch.
Bên cạnh khoai lang, khoai tây cũng là thực phẩm khiến nhiều người bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có ăn được không. Vậy cùng tìm hiểu về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và khoai tây tại đây để biết thêm chi tiết nhé!
6. Món ăn từ khoai lang cho người bị tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có thể chế biến khoai lang theo những cách sau để ổn định đường huyết:
- Khoai lang luộc/hấp: như đã đề cập ở trên, khoai lang luộc được khuyến khích sử dụng cho người tiểu đường
- Khoai lang nghiền: Để cắt giảm lượng đường được đưa vào cơ thể, bạn có thể nghiền khoai lang với các loại gia vị thân thiện với bệnh tiểu đường như quế và gừng. Cách làm như sau: thái khoai lang nhỏ như hạt lựu, đun sôi với nước. Nấu cho đến khi mềm. Để ráo khoai lang, và sau đó tán nhuyễn.
- Salad khoai lang: Thêm những miếng khoai lang đã nấu chín vào sinh tố với ½ quả chuối nhỏ để tạo vị ngọt, sữa chua để tăng cường protein, rắc quế và gừng hoặc gia vị bí ngô để tăng thêm hương vị thơm
Ngoài việc ăn khoai lang đúng cách, người bị tiểu đường có thể bổ sung thêm loại sữa tránh hạ đường huyết và tăng cường sức đề kháng. Một trong các sản phẩm sữa đó là Glucare Gold – sản phẩm sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường.
Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon. Vì vậy, Glucare Gold được rất nhiều bệnh viện, bác sĩ và người bệnh tin dùng.
Hy vọng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Đây là một thực phẩm tốt, thân thiện với bệnh tiểu đường nhưng cần lưu ý về cách chọn loại khoai lang, hàm lượng ăn và chế biến cho phù hợp để mang lại tối đa lợi ích cho sức khỏe.
Nếu bạn còn những thắc mắc và cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold và trang sản phẩm Glucare Gold để được giải đáp chi tiết, tận tình!
**Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp