Người tiểu đường có được ăn nho không? Ăn bao nhiêu là tốt nhất?

Nho là trái cây quen thuộc cung cấp nhiều vitamin, vậy người tiểu đường có được ăn nho không? Ăn bao nhiêu là tốt nhất? Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu ngay nhé!

Nho là loại trái cây ngon có vị chua chua ngọt ngọt được nhiều người yêu thích từ trẻ đến lớn, cung cấp nhiều vitamin thiết yếu đối với sức khỏe cơ thể. Vậy người tiểu đường có được ăn nho tươi hay nho khô không? Ăn bao nhiêu là tốt nhất? Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1Người tiểu đường ăn nho tươi được không?

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng ăn trái cây sẽ không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường bởi trái cây giàu carbohydrate, cơ thể sẽ chuyển hóa thành các loại đường và khiến đường huyết của cơ thể tăng cao đột ngột gây ảnh hưởng sức khỏe.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu vào năm 2013 được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc cho biết, người bệnh tiểu đường type 2 có thể ăn nho, bởi trong quả nho có chứa resveratrol là một chất có khả năng làm tăng độ nhạy của insulin, nhờ vậy mà giúp đường glucose sẽ được tiêu thụ nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Người tiểu đường ăn được nho tươi

Người tiểu đường ăn được nho tươi

Bên cạnh đó, theo Queensland Government, nho là nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, trung bình trong quả nho Mỹ là 43, nho Ý là 49 và nho đen Úc là 59.

Do đó, người tiểu đường có thể ăn được nho tươi, dù vậy bạn cần đảm bảo cân bằng lượng carb nạp vào cơ thể từ các loại thực phẩm khác nhau, tốt nhất là nằm trong khoảng từ 45-60g theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADA.

Bạn có thể tiêu thụ khoảng 10 trái nho trong bữa ăn, tương đương với khoảng 8.8g carbohydrate, đồng nghĩa với việc bạn phải điều chỉnh lượng carb nạp vào cơ thể trong các món ăn khác để không bị dư thừa.

2Người tiểu đường có ăn nho khô được không?

Bạn cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn nho khô thay thế cho nho tươi vì chúng có sự khác biệt:

  • Nho khô có lượng đường cao hơn nho tươi bởi chúng đã được loại bỏ nước và cô đặc trong quá trình chế biến nên có kích thước nhỏ hơn.
  • Nho khô có chỉ số đường huyết cao nằm trong khoảng từ 53-75, cao hơn nhiều so với nho tươi, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bạn không biết cách kiểm soát.

Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn sẽ loại trừ nho khô tuyệt đối khỏi khẩu phần ăn, bạn vẫn có thể ăn được nho khô nhưng chỉ tiêu thụ tối đa khoảng 2 muỗng cà phê và không ăn quá thường xuyên, tốt nhất là cách nhau vài ngày. Ưu tiên ăn nho khô và có thể thay thế bằng các loại trái cây khác như lê, bưởi, cam,…

Người tiểu đường có thể ăn nho khô ở mức hợp lí

3Người tiểu đường có uống nước ép nho được không?

Nước ép nho cũng là thức uống mà nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, để tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường thì bạn nên chắc chắn rằng chúng không thêm đường, không uống quá nhiều cùng lúc sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh gây ảnh hưởng sức khỏe.

Người tiểu đường nên cân nhắc khi uống nước ép nho

4Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường có được ăn nho?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mẹ bầu mắc phải bệnh tiểu đường từ lúc mang thai, được chẩn đoán mắc bệnh lần đầu trong khoảng từ tuần thai 24 – 28, mà trước đó mẹ bầu không mắc bệnh này. Tiểu đường thai kỳ có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Để đảm bảo an toàn thì phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn nho cũng như các loại thực phẩm chứa đường khác. Nếu quá thèm nho, bạn chỉ nên ăn ở lượng phù hợp dưới 10 trái, không ăn thường xuyên nhiều lần trong tuần.

Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường nên hạn chế ăn nho

Trên đây là những thông tin giải đáp về việc người bệnh tiểu đường có ăn nho được hay không. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với sức khỏe của bạn!

Tham khảo các loại trái cây tươi ngon, chất lượng bán tại Bách hóa XANH nhé:

Bách hóa XANH