Giai cấp tiểu tư sản tiếng anh là gì?

Mỗi chúng ta đều đã được nghe hoặc biết đến khái niệm giai cấp. Như chúng ta đã biết thì trong một xã hội sẽ có hai giai cấp khác nhau bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp bị trị bị giai cấp thống trị chiếm đoạt không chỉ là kết quả lao động, của cải xã hội mà giai cấp bị trị còn bị áp bức cả về chính trị, xã hội và tinh thần và cũng từ đó mà đã dẫn đến sự đấu tranh giai cấp. Có rất nhiều những vấn đề về giai cấp được các chủ thể quan tâm trong xã hội hiện nay. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu Giai cấp là gì? và Giai cấp tiểu tư sản là gì? Giai cấp tiểu tư sản tiếng anh là gì? nhé

1. Giai cấp là gì?

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, các giai cấp xã hội ở trên thế giới sẽ được hình thành một cách khách quan và nó cũng có sự gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của hoạt động sản xuất. Lê Nin cũng đã từng đưa ra một định nghĩa cụ thể về giai cấp với nội dung như sau:

Giai cấp được hiểu cơ bản chính là những tập đoàn to lớn gồm những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Những đối tượng khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội và từ đó mà đã dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội. Giai cấp cũng chính là một phạm trù mang tính lịch sử.

2. Đặc điểm của giai cấp là gì?

4 đặc trưng cơ bản của giai cấp:

+ Là những tập đoàn người to lớn khác nhau về nắm giữ TLSX. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.

+ Khác nhau về cách thức quản lí và phân công lao động.

+ Khác nhau về thu nhập của cải xã hội.

+ Khác nhau về địa vị xã hội. Điều này dẫn đến việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động tập đoàn khác.

3. Điều kiện tồn tại (và mất đi) của giai cấp

– Chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp tồn tại ở giai đoạn trước cũng giống như là một cách tất yếu trong suốt quá trình lịch sử nhiều nghìn năm trong điều kiện cơ bản cụ thể là: Lực lượng sản xuất của xã hội đó đã có sự phát triển tới mức xã hội đó đã có thể tạo ra được sản phẩm thặng dư, nhưng các sản phẩm này lại chưa đạt tới mức có thể bảo đảm để có thể thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người.

Và theo quan điểm đó, sự phát triển đầy đủ của những lực lượng sản xuất hiện đại cũng đã có thể đạt được tới mức bảo đảm thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người và điều này cũng sẽ giúp xóa bỏ sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau.

– Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản hiện đang phát triển với tốc độ rất cao, sự phát triển nhanh chóng này cũng đã góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất hùng mạnh và những điều kiện kinh tế cũng như những điều kiện xã hội khác để nhằm mục đích có thể xóa bỏ giai cấp.

4. Kết cấu xã hội – giai cấp

Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp xã hội riêng nhưng đều bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đó là chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông dân trong chế độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độ TBCN. Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế – xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế – xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế – xã hội đang tồn tại.

Ngoài hai giai cấp cơ bản trên còn có giai cấp không cơ bản (ví dụ là tập đoàn giai cấp tàn dư của phương thức sản xuất cũ hay tập đoàn giai cấp mầm mống của phương thức sản xuất tương lai ), tầng lớp trung gian ( bao gồm tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản) và tầng lớp tri thức nó chỉ được gọi là một tầng lớp chứ không được gọi là giai cấp vì không gắn với một phương thức sản xuất nào.

5. Giai cấp tiểu tư sản là gì? Giai cấp tiểu tư sản tiếng anh là gì?

Giai cấp tiểu tư sản là phần tử trí thức, các nhà công nghệ và thương nghiệp nhỏ, thủ công nghệ, những người làm nghề tự do (như thầy thuốc, luật sư…), công chức.

Đại đa số trí thức và học sinh thuộc giai cấp tiểu tư sản. Nói chung, thì họ cũng bị đế quốc và phong kiến áp bức, thường bị thất nghiệp, thất học.

Họ có học thức, dễ có cảm giác chính trị. Họ không trực tiếp bóc lột lao động. Vì vậy, họ dễ tiếp thụ sự giáo dục cách mạng và cùng đi với công nông.

Song trí thức và học sinh thường mắc những nhược điểm rất to, như: lý luận không đi đôi với thực hành, xem khinh lao động, tư tưởng mơ hồ, lập trường không vững, khi hành động thì hay lung lay.

Những lớp tiểu tư sản khác (những nhà công nghệ và thương nghiệp nhỏ, những người làm nghề tự do, v.v.) cũng bị đế quốc và phong kiến bóc lột. Kinh tế của họ bấp bênh, thường bị thất nghiệp, phá sản. Cho nên số đông cũng tham gia và ủng hộ kháng chiến, cách mạng. Họ cũng là đồng minh quan trọng của giai cấp công nhân.

Nói chung là giai cấp tiểu tư sản có những nhược điểm: tự tư tự lợi, rời rạc, kém kiên quyết… Cho nên đối với họ, giai cấp công nhân cần phải tuyên truyền, tổ chức họ, giúp họ phát triển ưu điểm, sửa chữa nhược điểm, cần phải khôn khéo lãnh đạo họ, làm cho họ quyết tâm phụng sự nhân dân, cải tạo tư tưởng, cùng với công nông kết thành một khối, thì họ mới trở nên tác dụng to lớn trong công cuộc kháng chiến, cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản tiếng anh là: The petty bourgeoisie