frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video tính chất ảnh của thấu kính hội tụ

Bài viết Lý thuyết Vật lí 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật lí 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ – Cô Lê Minh Phương (Giáo viên VietJack)

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

– Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

– Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

Chú ý:

+ Ảnh ảo không hiện được trên màn nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt khi mắt đặt sau thấu kính để nhận chùm tia ló.

+ Ảnh thật có thể hiện rõ trên màn hoặc được nhìn thấy bằng mắt khi mắt đặt sau điểm hội tụ của chùm tia ló.

2. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ

– Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.

– Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.

b) Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ

Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.

Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách xác định vị trí của ảnh khi biết vị trí của vật và tiêu cự hay xác định vị trí của vật khi biết vị trí của ảnh và tiêu cự hay xác định tiêu cự khi biết vị trí của ảnh và vị trí của vật.

Cách 1: Vẽ ảnh của một vật theo phương pháp nêu trên. Sử dụng tính chất của tam giác đồng dạng để suy ra đại lượng cần xác định.

Cách 2: Áp dụng công thức để xác định.

Trong đó: vật là vật thật.

f là tiêu cự của thấu kính (là khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm).

d là khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính.

d’ là khoảng cách từ vị trí của ảnh đến thấu kính (khi ảnh thật thì d’ > 0, khi ảnh ảo thì d’

2. Xác định độ cao của vật hay của ảnh

Cách 1: Áp dụng tính chất của tam giác đồng dạng.

Cách 2: Áp dụng công thức

Trong đó: h và h’ là độ cao của vật và của ảnh (khi ảnh thật thì h’ > 0, khi ảnh ảo thì h’

Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí 8 và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

  • Lý thuyết Vật lí 9 Bài 44: Thấu kính phân kì (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 44 (có đáp án): Thấu kính phân kì
  • Lý thuyết Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 45 (có đáp án): Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
  • Lý thuyết Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh (hay, chi tiết)
  • Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 47 (có đáp án): Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:

  • Giải bài tập Vật lý 9
  • Giải sách bài tập Vật Lí 9
  • Giải VBT Vật Lí 9
  • Đề thi Vật Lí 9

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án