TRIẾT-HỌC-1 – Phân tích tính chất của mối liên hệ phổ biến : ,tính khách quan của mối liên

Video tính chất của mối liên hệ phổ biến là gì

CHƯƠNG 2 KIẾN THỨC CƠ BẢN

2 Phân tích tính chất của mối liên hệ phổ biến:

Thứ nhất,tính khách quan của mối liên hệ phổ biến :

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình.

 Ví dụ :  Mối liên hệ giữa con vật cụ thể ( một cái riêng) với quá trình đồng hóa-dị hóa; biến dị – di truyền; quy luật sinh học : sinh-trưởng thành-già-chết….(cái chung). Cái vốn có của con vật đó, tách rời khỏi mối liên hệ đó không thì không còn là con vật, con vật đó sẽ chết. Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà có thể nhận thức, tác động.  Mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưỡng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.  Mối liên hệ ràng buộc và tương tác giữa các vật thể : lực hút và lực đẩy.

Thứ hai, tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến :

Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa giữa các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng.

 Thứ nhất, các bộ phận, yếu tố và các khâu khác nhau bên trong tất cả các sự vật có mối liên hệ lẫn nhau.

 Thứ hai, mọi thứ đều có mối liên hệ với mọi thứ khác xung quanh.

 Thứ ba, toàn bộ thế giới là một thể thống nhất có mối liên hệ lẫn nhau.

 Ví dụ :

 Mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng trao đổi chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển. Đồng thời môi trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ trực tiếp và gián tiếp….  Khi chúng ta làm đề kiểm tra toán, lý , hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi. Khi giải đề lý, hóa, chúng ta phải vận dụng công thức toán học để tính toán học các kiến thức về môn xã hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy logic của các môn tự nhiên.  Nước và không khí là điều kiện sinh tồn của thực vật. Thực vật có tác dụng làm đối với nước và không khí.  Khi bạn muốn trồng một cái cây. Bạn phải có hạt giống và đất. Bạn phải tưới nước cho nó mỗi ngày. Đồng thời phải cho nó quang hợp, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Thứ ba, tính đa dạng phong phú của mối liên hệ phổ biến

Các sự vật , hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí , vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó.

Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò phong phú khác nhau

Không thể đồng nhất tính chất và vị trí , vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện cụ thể xác định.

Tùy thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên hệ, ta có thể phân loại các mối liên hệ như sau :