Nhóm halogen và tất tần tật thông tin chi tiết

Nhóm halogen là gì? Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

Nhóm halogen còn thường được gọi là các nguyên tố halogen (tiếng latinh được hiểu là sinh ra muối).

Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Trong nhóm halogen bao gồm các nguyên tố flo (F), Br (brom), clo (Cl), iot (I) và attain (At). Trong đó, Atatin không gặp trong tự nhiên, nó được điều chế nhân tạo trong các lò phản ứng hạt nhân nên được xem xét chủ yếu trong các nhóm nguyên tố phóng xạ.

Nhóm nguyên tố halogen bao gồm các nguyên tố phi kim phản ứng tạo thành các hợp chất có tính axit mạnh với hiđro từ đó các muối đơn giản có thể được tạo ra (Theo Wikipedia).

Những nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng ở cuối các chu kì, ngay trước các nguyên tố khí hiếm.

Nhóm halogen có màu xanh neon. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cấu tạo phân tử của nhóm halogen

Lớp electron ngoài cùng nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron, được chia thành 2 phân lớp: Phân lớp s có 2 electron, phân lớp p có 5 electron.

Do có 7 electron ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1 electron là đạt được cấu hình của khí hiếm, do vậy ở trạng thái tự do hai nguyên tử halogen góp chung một đôi electron để tạo ra phân tử có liên kết cộng hóa trị không cực (X -X hoặc X2, X là ký hiệu chỉ các nguyên tố halogen).

Liên kết của các phân tử X2 không bền, chúng thường bị tách ra thành 2 nguyên tử X. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ thu thêm 1 electron. Bởi vậy mà tính chất hóa học cơ bản của nhóm halogen là tính oxi hóa mạnh.

Tính chất vật lý của nhóm halogen

Tìm hiểu tính chất của halogen về mặt vật lý, chúng ta sẽ đề cập đến trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cũng như tính tan trong nước của chúng.

Sự biến đổi màu sắc và trạng thái các nguyên tố nhóm halogen. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Trạng thái và màu sắc: Thực tế trong nhóm halogen, tính chất vật lý biến đổi có quy luật. Đi từ flo đến iot ta thấy trạng thái tập hợp từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn, có màu sắc đậm dần.
  • Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nhóm halogen tăng dần từ flo đến iot.
  • Tính tan trong nước: Flo không tan trong nước. Các nguyên tố thuộc nhóm halogen còn lại tan rất ít trong nước, chủ yếu tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Đặc điểm nhóm halogen. (Ảnh: Chụp màn hình SGK Hóa học 10)

Tính chất hóa học của nhóm halogen

Vì lớp electron ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau nên các đơn chất halogen tương đối giống nhau về tính chất hóa học cũng như thành phần, tính chất các hợp chất do chúng tạo thành.

Tính chất halogen là những phi kim điển hình, đi từ flo đến iot, tính oxi hóa sẽ giảm dần.

Các đơn chất halogen oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo thành muối halogenua, oxi hóa khí hidro tạo ra những hợp chất khí không màu hidro halogenua. Những chất khí này có thể tan trong nước và tạo thành dung dịch axit halogenhidric.

Tìm hiểu tính chất hóa học của nhóm halogen. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những phản ứng quan trọng minh họa tính chất của nhóm halogen

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các tính chất hóa học của nhóm halogen, chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng phản ứng minh họa cho mỗi tính chất đó, cụ thể:

Tác dụng với kim loại

Các nguyên tố thuộc nhóm halogen phản ứng hầu hết với các kim loại, ngoại trừ Au và Pt tạo ra muối halogenua và thường xảy ra ở nhiệt độ cao. Muối thu được thường đạt hóa trị cao nhất của kim loại. Riêng phản ứng của nguyên tố halogen I2 với sắt (Fe) sẽ tạo ra sản phẩm là FeI2 (Sắt hóa trị II).

2M + nX2 → 2MXn

Tác dụng với nước

Flo tác dụng mạnh với nước, brom và clo có phản ứng thuận nghịch với nước nhưng I ốt thì không có bất kỳ phản ứng nào với nước. Ta có các phương trình phản ứng như sau:

  • 2H2O + 2F2 → 4HF + O2
  • H2O + Cl2 ↔ HCl + HClO
  • H2O + Br2 ↔ HBrO + HBr

Tác dụng với dung dịch kiềm

Một số nguyên tố nhóm halogen có khả năng tác dụng với dung dịch kiềm loãng nguội và dng dịch kiềm đặc nóng. Các phương trình phản ứng tiêu biểu như sau:

  • Với dung dịch kiềm loãng nguội:

    • X2 + 2NaOH → NaX + NaXO + H2O
    • Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
    • 2Cl2 + 2Ca(OH)2 dung dịch → CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
    • Cl2 + Ca(OH)2 bột → CaOCl2 + H2O
  • Riêng flo có phản ứng như sau:

2F2 + 2NaOH → 2NaF + H2O + OF2

  • Với dung dịch kiềm đặc nóng:

    • 3X2 + 6KOH → 5KX + KXO3 + 3H2O
    • 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O (1000C)

Tác dụng với muối halogenua

Các nguyên tố halogen (ngoại trừ flo – F2) có thể tác dụng với muối halogenua tạo thành muối mới và halogen mới.

X2 + 2NaX’ → 2NaX + X’2

(X’ là halogen có tính oxi hóa yếu hơn tính oxi hóa của halogen X)

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

Tác dụng với hidro

Halogen phản ứng với hidro tạo thành hidro halogenua.

Ví dụ: H2 + X2 → 2HX

Điều kiện xảy ra phản ứng với từng nguyên tố halogen như sau:

  • Với flo (F2): Phản ứng được ngay cả trong bóng tối.

  • Với iot (I2): Phản ứng có thuận nghịch và phải được đun nóng.

  • Với brom (Br2): Phản ứng xảy ra với điều kiện đun nóng ở nhiệt độ cao.

  • Với clo (Cl2): Phản ứng xảy ra khi được chiếu sáng.

Xem thêm: Polime: Chi tiết khái niệm, cấu tạo, tính chất và ứng dụng

Các phương trình điều chế một số nguyên tố trong nhóm halogen

Mỗi nguyên tử trong nhóm nguyên tố halogen có cách điều chế khác nhau. Một số phương trình điều chế tiêu biểu từng nguyên tố là:

Điều chế Flo

Phương pháp duy nhất để sản xuất flo trong công nghiệp là điện phân hỗn hợp KF và HF (hỗn hợp ở thể lỏng), cực dương bằng graphit (than chì) và cực âm bằng thép đặc biệt hoặc đồng. ở cực âm có khí H2 và cực dương có khí F2 thoát ra.

2HF (điện phân nóng chảy+KF) ­→ H2 + F2

Điều chế Clo

Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm, người ta sẽ cho axit clohidric đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh (có thể là MnO2 rắn hoặc KMnO4 rắn). Trường hợp điều chế clo từ MnO2 cần xúc tác là nhiệt độ còn với KMnO4 có thể đun nóng hoặc không. Khí clo thu được dễ lần với khí hidro clorua và hơi nước do vậy để điều chế khí clo nguyên chất, chúng ta sẽ tiếp tục dẫn nó qua bình rửa khí có chứa dung dịch NaCl để giữ lại HCl và chứa axit sunfuric đặc để giữ hơi nước.

  • MnO2 + 4HCl → MnCl­2 + Cl2 + 2H2O
  • 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 6H2O

Điều chế clo trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: chụp màn hình SGK Hóa học 10))

Trong công nghiệp, người ta điều chế khí clo bằng cách điện phân nóng chảy muối natri clorua hoặc điện phân dung dịch muối có màng ngăn.

  • 2NaCl → 2Na + Cl2
  • 2NaCl + 2H2O → H2 + 2NaOH + Cl2

Điều chế Brom

Trong công nghiệp, brom được sản xuất từ nước biển. Sau khi tách Nacl ra khỏi nước biển, dung dịch còn lại có hòa tan NaBr. Tiếp tục dùng khí clo oxi hóa NaBr để sản xuất Br2.

2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2

Điều chế iot

Trong công nghiệp, iot sẽ được điều chế từ rong biển. Cho tác dụng dung dịch với chất oxi hoá để oxi hoá I- thành I2

2NaI + Cl2 -> 2NaCl + I2

GIÚP CON HỌC TOÁN KẾT HỢP VỚI TIẾNG ANH SIÊU TIẾT KIỆM CHỈ TRÊN MỘT APP MONKEY MATH. VỚI NỘI DUNG DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG PHÁP GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TƯ DUY NÃO BỘ VÀ NGÔN NGỮ TOÀN DIỆN CHỈ VỚI KHOẢNG 2K/NGÀY.

nhantuvanmienphi

Ứng dụng của nhóm halogen trong đời sống

Nhóm halogen có nhiều nguyên tố khác nhau và mỗi nguyên tố lại có những ứng dụng nhất định trong đời sống. Dưới đây là ứng dụng của một số nguyên tố halogen Monkey tổng hợp để bạn tham khảo:

Ứng dụng clo trong tẩy trắng quần áo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài tập về nhóm halogen SGK Hóa học 10 kèm lời giải

Dựa vào những kiến thức lý thuyết về nhóm halogen ở trên, bạn có thể tự tin làm các bài tập trong SGK để củng cố kiến thức.

làm bài tập về nhóm halogen. (Ảnh: Shutterstock.com)

Bài tập 1 (SGK Hóa học 10, trang 96)

Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Ag

Gợi ý đáp án:

  • Kim loại Zn tác dụng với dung dịch HCl loãng và với khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

Zn + Cl2 → ZnCl2.

  • Kim loại sắt tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí clo cho 2 loại muối clorua khác nhau là FeCl2 và FeCl3.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Ag, Cu không tác dụng với dung dịch HCl.

Bài tập 2 (SGK Hóa học 10, trang 96)

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?

  1. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e.

  2. Tạo ra với hidro hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.

  3. Có số oxi hóa – 1 trong mọi hợp chất.

  4. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.

Gợi ý đáp án:

Đáp án là: C. Trong tất cả các hợp chất F chỉ có số oxi hóa -1 do F có độ âm điện lớn nhất. Các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa +1; +3; +5; +7

Bài tập 3 (SGK Hóa học 10, trang 96)

Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2):

  1. Ở điều kiện thường là chất khí.

  2. Có tính oxi hóa mạnh.

  3. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

  4. Tác dụng mạnh với nước

Gợi ý đáp án:

Đáp án đúng là B. Nhóm halogen có tính oxi hóa mạnh.

Bài 4 (trang 96 SGK Hóa 10):

So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:

a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.

b) Tính chất vật lí.

c) Tính chất hóa học.

Gợi ý đáp án:

So sánh những nguyên tố halogen:

Bài tập tính chất hoá học của halogen để học sinh tự luyện

Ngoài những bài tập trong sách giáo khoa hóa học 10, dưới đây sẽ là một số bài tập về nhóm halogen ngoài SGK để các em áp dụng và tự luyện:

Câu 1. Axit có tính chất hóa học cơ bản nào?

A. Tác dụng kim loại.

B. Tác tác dụng với bazo.

C. Tác dụng với oxit bazo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của axit clohidric?

A. Dùng để điều chế các muối clorua.

B. Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.

C. Dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm.

D. Dùng làm chất tẩy rửa.

Câu 3. Dd HCl tác dụng được với các hợp chất sau:

A. Cu, AgNO3. B. Al, AgNO3.

C. Ag, AgNO3. D. Al, Ba(NO3)2.

Câu 4. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được các hoá chất sau: (ở dạng dd)

A. NaCl, BaCl2, HCl. B. AgNO3, NaOH, KCl.

C. HCl, KOH, NaCl. D. HCl, H2SO4, NaOH.

Câu 5. Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hoà tan 16g CuO là:

A. 100ml B. 200ml C. 500ml D. 400ml

Câu 6. Những dãy oxit nào dươi đây tác dụng được với dd HCl

A. CuO, ZnO, Na2O B. MgO, CO2, FeO

C. NO, CaO, Al2O3 D. Fe2O3, CO, CO2

Câu 7. Muối NaCl tồn tại chủ yếu ở dạng nào?

A. Nước biển và muối mỏ.

B. Trong cơ thể người.

C. Trong lòng đất.

D. Có nhiều ở thực vật.

Câu 8. Tại sao không thu khí clo qua nước?

A. Vì clo tan trong nước.

B. Vì clo nặng hơn nước.

C. Vì clo độc.

D. Vì clo nặng hơn không khí.

Câu 9. Tính chất vật lí của khí clo?

A. Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước, clo là khí độc.

B. Chất khí có mùi trứng thối.

C. Chất khí độc, ít tan trong nước.

D. Là chất khí không màu, tan nhiều trong nước.

Câu 10. Clo mang đầy đủ tính chất của một phi kim điển hình. Đúng hay sai?

Câu 11. Clo được dùng để làm gì?

A. Khử trùng nước sinh hoạt.

B. Tẩy trắng vải sợi, bột giấy.

C. Điều chế nước giaven, hợp chất hữu cơ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12. Liên kết công hóa trị không có cực?

A. Liên kết kém bền.

B. Liên kết bền.

C. Liên kết rất không bền.

D. Liên kết rất bền.

Câu 13. Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn trong chu kì và nhóm?

A. Độ âm điện

B. Nguyên tử khối

C. Năng lượng ion hóa

D. Bán kính nguyên tử

Câu 14. Các chất: H2SO4, HCl, O3, CO2. Có bao nhiêu chất mà cấu tạo có liên kết cho nhận?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 15. Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6là:

A. Li+, F-, Ne. C. Na+, Cl-, Ar.

B. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar.

Câu 16: Điện phân nóng chảy một muối 11,7g halogenua NaX người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).

a) Xác định nguyên tố X ?

b) Tính thế tích khí HX thu được khi cho X tác dụng với 4,48 lít H2 ở đktc ?

c) Tính tỷ lệ % các khí sau phản ứng ?

Câu 17: Nung 12,87 g NaCl với H2SO4 đặc, dư thu được bao nhiêu lít khí ở đktc và bao nhiêu gam muối Na2SO4, biết hiệu suất của phản ứng là H= 90%.

Câu 18: Cho 31,6 g KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được bao nhiêu lít Cl2 (ở đktc) nếu H của phản ứng là 75%.

Câu 19: Cho 0,896 lít Cl2 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M ở to thường thu được dung dịch X. Tính CM của các chất trong dung dịch X?

Câu 20: Hidro clorua bị oxi hóa bởi MnO2 biết rằng khí clo tạo thành trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7 gam iot từ dung dịch natri iotua. Vậy khối lượng HCl là bao nhiêu?

Mong rằng với những thông tin tổng hợp trên đây bạn đã hiểu hơn về nhóm halogen là gì cùng những tính chất và ứng dụng điển hình của chúng. Tiếp tục theo dõi chuyên mục Kiến thức cơ bản của Monkey để tìm kiếm thêm nhiều thông tin thú vị mỗi ngày. Chia sẻ nếu thấy bài tổng hợp trên đây của Monkey hữu ích bạn nhé!