Chiến tranh thế giới thứ 2 khép lại, xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trong đó, sự hình thành của Liên minh châu Âu – EU là một trong những sự kiện nổi bật, đánh dấu sự hợp tác đa quốc gia nhằm hướng tới lợi ích toàn diện cả về kinh tế – chính trị – xã hội.
EU ra đời đã thay đổi bộ mặt của châu Âu, trở thành khối hợp tác vững mạnh và cho tới nay vẫn đóng vai trò ảnh hưởng rất lớn. Vậy, liên minh châu Âu gồm những nước nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Liên minh Châu Âu gồm những nước nào? Lợi ích khi trở thành công dân EU
1. Liên minh châu Âu (EU) là gì?
Kể từ khi ra đời cho tới nay, liên minh châu Âu vẫn luôn được xem là hình thức liên minh cao nhất trong mô hình liên kết giữa các quốc gia trong một khu vực. Khi tìm hiểu về vấn đề: liên minh châu Âu gồm những nước nào, trước tiên cần nắm rõ về bản chất của khối hợp tác toàn diện này.
Liên minh châu Âu được thành lập là xu hướng liên kết tất yếu.Theo đó, Liên minh châu Âu (European Union) – EU là tổ chức liên chính phủ giữa nhóm các nước châu Âu.Từ 6 thành viên ban đầu, cho tới nay, EU là tổ chức lớn với sự tham gia của 27 quốc gia thành viên.
Các tài liệu ghi nhận, Liên minh được thành lập với tên gọi theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992 – Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, rất nhiều phương diện, mục đích của Liên minh này đều đã manh nha xuất hiện kể từ những năm 1950, thông qua các sự kiện, tổ chức tiền thân. Điều này cho thấy, sự ra đời của EU là kết quả tất yếu của xu hướng hợp tác – liên kết trong khu vực.
Ngày nay, Liên minh châu Âu (EU) vẫn cho thấy sức ảnh hưởng to lớn tới các nước thành viên và toàn thế giới. EU hiện có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ.
2. Liên minh châu Âu gồm những nước nào?
Khối liên minh châu Âu gồm những nước nào là thông tin quan trọng nhất cần tìm hiểu khi nhắc tới EU. Trải qua một lịch sử dài hơn 70 năm, EU phát triển và ngày càng mở rộng. Từ 6 thành viên ban đầu bao gồm: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp và Hà Lan, EU đã kết nạp thêm các thành viên mới và cho tới nay bao gồm 27 thành viên.
EU hiện tại có 27 thành viên.Các mốc gia nhập các nước thành viên bao gồm:
– Năm 1957: 6 thành viên ban đầu gia nhập và EU là Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp và Hà Lan
– Năm 1973: Đan Mạch, Ireland và Anh gia nhập
– Năm 1981: Hy Lạp gia nhập.
– Năm 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha gia nhập.
– Năm 1995: Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập
– Ngày ngày 1/5/2004: EU cùng lúc kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cyprus, Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia.
– Ngày 1/1/2007: Romania và Bulgaria, gia nhập EU.
– Ngày 1/7/2013: Croatia là quốc gia mới nhất tham gia EU.
Tuy nhiên, cũng trong lịch sử thành viên của Liên minh châu Âu đã ghi nhận, kể từ ngày 31/1/2020, Anh chính thức rời EU, là quốc gia đầu tiên rời khỏi khối này. Sự kiện Anh rời Eu được đánh giá là rủi ro lớn nhất của EU. Chúng không chỉ tác động tới nền kinh tế – chính trị của Anh mà còn là toàn khối Liên minh châu Âu tại thời điểm đó.
Như vậy, với câu hỏi: liên minh châu Âu gồm những nước nào. Tổng kết lại có thể thấy, trải qua quá trình hình thành, phát triển và không ngừng mở rộng. Cho tới nay, khối Liên minh châu Âu – EU bao gồm chính thức 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Estonia, Malta, Síp, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni và Croatia.
3. Quá trình thành lập của Liên minh châu Âu
Khi tìm hiểu về thông tin liên minh châu Âu EU gồm những nước nào, người ta cũng thường đề cập đến lịch sử phát triển của khối. Kể từ khi thành lập cho tới nay, EU không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vị thế to lớn trong khu vực và trên toàn thế giới.
Lịch sử của EU bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II, khi những ý tưởng về hợp tác – liên kết dần hình thành. Người ta bắt đầu nghĩ tới xu hướng hội nhập và liên kết sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc, chiến tranh. Trong bài phát biểu ngày 9/5/1950, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman lần đầu tiên đã nêu ra ý tưởng về một khối hợp tác chung của khu vực. Sau này, đây cũng là dấu mốc được coi là ngày thành lập của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày châu Âu.
Tiếp sau đó là một loạt các sự kiện, thúc đẩy liên kết giữa các nước châu Âu:
3.1 Hiệp ước Paris
Hiệp ước Paris ký kết năm 1951 đã thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).
Bắt đầu từ hiệp ước Paris3.2 Hiệp ước Roma
Hiệp ước Roma ký năm 1957 là dấu mốc quan trọng thành lập nên Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Đây đều là những tổ chức quan trọng trong bộ mặt kinh tế của các nước tham gia.
3.3 Hội đồng châu Âu
Năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên hợp nhất và thống nhất chung theo tên gọi Hội đồng châu Âu.
Xem thêm : Vì sao tôi yêu nước?
3.4 Thị trường chung châu Âu xuất hiện
Đến năm 1987, Hội đồng châu Âu thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động. Trong đó, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng “Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu” với các hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn, sâu rộng hơn.
3.5 Hiệp ước Maastricht
Tháng 12/1991, Hiệp ước Liên hiệp châu Âu Maastricht được thảo luận và đi đến thống nhất ký kết. Đây là hiệp ước vô cùng quan trọng, đánh dấu mốc chính thức đưa các mục tiêu về hợp tác kinh tế của các nước thành viên nâng lên một tầm cao mới.
Theo đó, Hiệp ước Maastricht Hà Lan có mục đích thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ và đưa ra đơn vị tiền tệ chung dùng cho toàn khối. Sự ra đời của một ngân hàng trung ương độc lập vào đầu những năm 1990. Đồng thời, hiệp ước cũng bao gồm việc thực thi các chính sách đối ngoại và an ninh chung trong khối để tăng cường phòng thủ, hợp tác về quân sự – luật pháp.
Hiệp ước Maastricht đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành EU.3.6 Liên minh chính trị ra đời
Sau kinh tế, quốc phòng, chính trị tiếp tục là khía cạnh được các nước trong khối Maastricht thúc đẩy. Cụ thể, công dân của các nước thành viên thuộc khối hợp tác sẽ được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên mà không cần các giấy tờ visa, giấy thông hành như thông lệ.
Khối cũng đưa ra một loạt các chính sách đối ngoại và an ninh chung dựa trên nguyên tắc nhất trí – bảo đảm chủ quyền quốc gia. Cũng trong thời gian này, Nghị viện châu Âu được tăng cường quyền hạn, mở rộng quyền của Cộng đồng trong khối với các lĩnh vực: xã hội, nghiên cứu,….
3.7 Liên minh kinh tế và tiền tệ
Từ 1/7/1990 đến 1/1/1999, EU giải tán Viện tiền tệ châu Âu và sau đó lập ra Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khối này, sẽ có những điều kiện nhất định để xét duyệt các quốc gia tham gia.
– Quốc gia cần đảm bảo lạm phát thấp, không vượt quá 1.5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất ở thời điểm đề xuất gia nhập ECB.
– Mức thâm hụt ngân sách quốc gia không vượt quá 3% GDP.
– Dư nợ nhà nước
– Lãi suất không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất trong khối.
Đến 1/1/2020, đồng EURO chính thức được lưu hành. Vậy liên minh châu Âu gồm những nước nào sử dụng đồng tiền này? Có 12 nước thành viên: Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển.
EURO ra đời là dấu mốc quan trọng trong Liên minh châu Âu.3.8 Hiệp ước Amsterdam
Hiệp ước Amsterdam (là Hiệp ước Maastricht sửa đổi ký kết vào 2/10/1997). Hiệp ước này đã đưa ra các sửa đổi và bổ sung các vấn đề như:
1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử giữa công dân các nước trong khối;
2. Tư pháp và đối nội của các nước thành viên;
3. Chính sách xã hội và việc làm cho cộng đồng;
4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung của toàn khối.
3.9 Hiệp ước Schengen
Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được các nước thành viên thực hiện thỏa thuận.
Ngày 27/11/1990, Hiệp ước Schengen chính thức được ký với 6 nước tham gia ban đầu là Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý.
Ngày 25/6/1991, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiếp tục tham gia vào hiệp ước.
Đây là hiệp ước quan trọng quy định các quyền tự do đi lại giữa các quốc gia của công dân trong Schengen. Công dân thuộc khối này chỉ cần có duy nhất 01 visa là có thể đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, Schengen đã mở rộng với 14/25 nước thành viên EU tham gia.
3.10 Hiệp ước Nice
Ngày 11/12/2000, Hiệp ước Nice được chính thức ký kết. Hiệp ước tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để nhằm tạo điều kiện mở rộng khối thành viên. Đồng thời, Nice cũng nhấn mạnh vào vai trò của Nghị viện châu Âu và sự ra đời của Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).
4. Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu
EU được thành lập với sự phân chia rõ ràng về các chức năng của từng bộ phận. Theo thời gian, các cơ quan trong khối được xác định rõ ràng về vai trò – nhiệm vụ nhằm hướng tới cơ chế vận hành thắt chặt, chuyên sâu.
4.1 Hội đồng Bộ trưởng
Là cơ quan có trách nhiệm đưa ra những chính sách lớn, là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu. Làm việc tại Hội đồng Bộ trưởng bao gồm Bộ trưởng đại diện cho các nước thành viên. Các nước trong khối sẽ luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng Bộ trưởng sẽ có có Ban Tổng Thư ký và Uỷ ban Đại diện Thường trực.
Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng sẽ tiến hành nhóm họp thường kỳ để đưa ra các quyết định cho những vấn đề lớn của khối. Đây là Hội nghị Thượng đỉnh EU.
Xem thêm : Bạn biết gì về đơn vị tính Ounce vàng?
Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu rất chặt chẽ.4.2 Uỷ ban Châu Âu
Uy ban châu Âu điều hành 20 uỷ viên với nhiệm kỳ 5 năm. Ủy ban này được thành lập bởi các chính phủ nhất trí cử. Bãi nhiệm với Ủy ban châu Âu chỉ khi có sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Hiện nay, Chủ tịch là Romano Prodi, là cựu Thủ tướng Ý. Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng được phân chia chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.
4.3 Nghị viện Châu Âu
Nghị viên EU bao gồm 732 Nghị sĩ được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm dựa trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Nhiệm vụ của cơ quan này là thông qua ngân sách đồng thời kết hợp cùng Hội đồng Châu Âu tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách. Nghị viện châu Âu có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
4.4 Tòa án Châu Âu
Tòa án của Liên minh châu Âu có trụ sở đặt tại Luxembourg. Tòa án bao gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư được bổ nhiệm bởi các chính phủ thoả thuận với nhiệm kỳ 6 năm. Tòa án EU có vai trò độc lập, nhằm đưa ra các quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu khi chính sách đó xung đột với lợi ích chung của EU.
5. Mục đích thành lập Liên minh châu Âu
Được thành lập dựa trên xu thế liên kết – hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia trong một khu vực, Mục đích của EU là nhằm tạo nên một khối liên minh chung giúp hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất thông qua phát hành đồng tiền dùng chung, xóa bỏ hàng rào thuế quan, loại bỏ các rào cản về tự do di chuyển, tăng cường hợp tác về an ninh – quân sự,….Tất cả đều cho thấy Liên minh châu Âu hướng tới tăng cường hợp tác, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên. Từ đó giúp xây dựng Châu Âu thành một khối cực mạnh trong nền kinh tế thế giới.
EU được thành lập với rất nhiều mục đíchRõ ràng, sau hơn 7 thập kỷ với nhiều bước tiến, cùng với số thành viên không ngừng tăng lên. EU thực sự đã đạt được mục tiêu này. Dựa trên hệ thống thể chế được hoạch định, các cơ quan độc lập làm việc có hiệu quả. Liên minh châu Âu với 05 bộ phận vận hành chính: Uỷ ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Tòa án Châu Âu và toà kiểm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Liên minh châu Âu gồm những nước nào chỉ là một khía cạnh khi nhắc về khối hợp tác này. Sự thành công của EU còn đến từ chính những kết quả, thành tựu mà khối đạt được kể từ khi ra đời cho tới nay.
5. Lợi ích khi trở thành công dân khối liên minh Châu Âu
Trở thành công dân khối liên minh Châu Âu không chỉ đơn thuần là việc sở hữu một quốc tịch, mà còn mở ra một loạt lợi ích đáng giá đối với nhiều người Việt. Cụ thể có 3 lợi ích lớn như sau:
6.1 Tự do đi lại, sinh sống và làm việc trong khối
Quyền lợi cao nhất của công dân trong khối chính là việc có thể tự do đi lại và sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh. Công dân EU có thể xin làm việc hay học tập ở bất kỳ nước thành viên thuộc khối mà không cần các giấy tờ gì. Các quyền lợi về việc làm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lợi ích thuế,…đều được đảm bảo.
Nhập cư tại EU mang lại nhiều lợi ích cho công dân6.2 Quyền dân chủ
Một thông tin vô cùng thú vị là khi định cư tại EU, công dân có quyền được hưởng trọn vẹn các quyền lợi về chính trị. Mọi công dân EU trưởng thành đều có quyền ứng cử và tự bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tại Nghị viện. Không chỉ vậy, công dân cũng có quyền ứng cử và bỏ phiếu tại quốc gia nơi mình cư trú.
6.3 Miễn giảm thuế
Công dân EU cũng được hưởng đặc quyền về miễn giảm thuế. Châu Âu là thiên đường thuế, cung cấp các môi trường thuận lợi để được giảm thuế cho các doanh nghiệp, cá nhân như: đánh thuế trên tiền tăng vốn, thu nhập và các tập đoàn.
Với thông tin tìm hiểu cho câu hỏi: liên minh châu Âu gồm những nước nào. Rõ ràng, có thể thấy đây là khối hợp tác – liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực châu Âu. Với 27 nước thành viên hiện nay, EU là điểm đến định cư lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm môi trường sống chất lượng cao cùng các cơ hội làm việc, phát triển bản thân,….Vậy thì, với bất kỳ nhu cầu về nhập cư tại EU, bạn có thể liên hệ ngay với ALLY – công ty chuyên tư vấn định cư để được hỗ trợ tốt nhất.
Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong tư vấn định cư Châu Âu, ALLY cung cấp các chương trình nhập cư tại Hy Lạp, Malta với tỷ lệ thành công rất cao. Với việc nhập tại các quốc gia này, công dân sẽ được hưởng đầy đủ cá đặc quyền như:
– Quyền tự do đi lại, định cư và làm việc trong toàn khối Liên minh châu Âu.
– Được pháp luật EU bảo vệ tuyệt đối về các quyền lợi.
– Được bảo vệ, hỗ trợ tích cực bởi các đại sứ quán của bất cứ quốc gia thành viên EU nào khác
– Được tự do đi lại tại hơn 170 quốc gia trên thế giới theo dạng miễn thị thực.
Liên hệ với ALLY – công ty chuyên tư vấn định cư Canada, đầu tư Châu Âu và quốc tịch Caribbean ngay hôm nay để nhận được tư vấn về điều kiện, chính sách nhập cư tại EU nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tòa nhà Opal Office, Văn phòng 03, 92 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 028 9998 9988
Website: https://aiic.vn
Facebook: https://facebook.com/allytuvandautudinhcu
Email: info@aiic.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp