Tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở là ai?

Tổ hòa giải được quy định như thế nào theo Luật hòa giải ở cơ sở? Tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở là ai? Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, ACC tự tin đem đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất và uy tín nhất. Để biết thêm thông tin về các vấn đề trên mời bạn tham khảo bài viết này nhé!

1. Tổ hòa giải được quy định như thế nào theo Luật hòa giải ở cơ sở?

– Tại mục 2, Chương II., Luật hòa giải ở cơ sở quy định về tổ hòa giải, theo đó: tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, làng bản, ấp, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. – Cơ cấu, thành phần, thẩm quyền quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải: Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên. Tuy nhiên, để phù hợp yêu cầu của thực tiễn và đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, thành phần tổ hòa giải phải có hòa giải viên nữ; đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải cần có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế – xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

2. Trách nhiệm của Tổ hòa giải cơ sở

– Tổ chức thực hiện hòa giải. – Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải vụ, việc phức tạp. – Phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi hội người cao tuổi, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở. – Kiến nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiện cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. – Đề nghị khen thưởng tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải. Quy định này đã khẳng định vị trí, vai trò, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của tổ hòa giải trong việc phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở, đoàn thể nhân dân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Tổ trưởng to hòa giải cơ sở là ai?

3. Quy định của pháp luật về tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở

Tổ trưởng tổ hòa giải là người do hòa giải viên bầu trong số các hòa giải viên để phụ trách tổ hòa giải. Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện dưới sự chủ trì của Trưởng ban Công tác Mặt trận bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải được lập thành văn bản và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để ra quyết định công nhận. Quyền và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ hòa giải: Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, tổ trưởng tổ hòa giải có các quyền và nghĩa vụ như: phân công, phối hợp hoạt động của các hòa giải viên; đại diện cho tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thực hiện trách nhiệm của tổ hòa giải; đề nghị cho thôi làm hòa giải viên; báo cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan có thẩm quyền về các vụ, việc nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng; hoặc các vụ, việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự; báo cáo hằng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải khác để trao đổi kinh nghiệm hoặc tiến hành hòa giải những vụ, việc liên quan đến các thôn, tổ dân phố khác nhau; có các quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên.

4. Tổ chức bầu tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở

Việc tổ chức bầu tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở do Chính phủ – Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành với nội dung như sau: Cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải do Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì và được thực hiện như sau: – Hòa giải viên tham dự cuộc họp thống nhất danh sách những người được giới thiệu bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn hình thức bầu, thống nhất danh sách Tổ kiểm phiếu trong trường hợp bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín; – Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức biểu quyết công khai thì Trưởng ban công tác Mặt trận đếm số người biểu quyết, lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN); – Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức bỏ phiếu kín thì Tổ kiểm phiếu làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN).

Trên đây là toàn bộ nội dung về Tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở là ai? mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.