- CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
- Người chưa đủ 18 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi dâm ô?
- Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú ăn sầu riêng được không?
- Chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong các chất Cu, O2, N2, HCl
- Tuổi Dần là con gì? Tuổi Dần hợp, xung khắc với tuổi nào?
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án (Ảnh minh họa)
Bạn đang xem: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án
1. Xét xử sơ thẩm là gì?
Xét xử sơ thẩm được hiểu là việc giải quyết một vụ án lần đầu theo thẩm quyền xét xử tuỳ từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩm quyền giải quyết của tòa án cũng khác nhau.
2. Thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp
2.1. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp huyện
TADN cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
– Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
– Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
– Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
2.2. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp tỉnh
TADN cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
– Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của TADN cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
– Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
– Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của TADN cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng thuộc trường hợp:
+ Có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành;
+ Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
(khoản 2 Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
3. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo lãnh thổ
Căn cứ Điều 269 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án theo lãnh thổ:
– Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.
Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
– Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì TADN cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử.
+ Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án TADN tối cao ra quyết định giao cho TADN thành phố Hà Nội hoặc TADN thành phố Hồ Chí Minh hoặc TADN thành phố Đà Nẵng xét xử.
+ Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 270 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì: Tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó được đăng ký.
4. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
Căn cứ Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như sau:
Xem thêm : Cập nhật đất ở xây dựng mới là gì?
– Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
+ Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
+ Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng trên (điểm a khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
– Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
5. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử
Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì Tòa án trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát đã truy tố phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố để giải quyết theo thẩm quyền.
Việc chuyển vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thực hiện theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
– Khi xét thấy vụ án vẫn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án đã trả hồ sơ thì Viện kiểm sát chuyển lại hồ sơ vụ án đến Tòa án kèm theo văn bản nêu rõ lý do;
Nếu Tòa án xét thấy vụ án vẫn không thuộc thẩm quyền xét xử của mình thì việc giải quyết tranh chấp thẩm quyền xét xử thực hiện theo Điều 275 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Viện kiểm sát phải thực hiện theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.
Thời hạn truy tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quy định tại Điều 240 và Điều 241 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
(Điều 274 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Xuân Thảo
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp