Lỗi tốc độ 60/50 phạt bao nhiêu tiền quy định chi tiết?

Lỗi chạy quá tốc độ không còn là vấn đề mới đối với pháp luật về giao thông đường bộ tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt hiện nay gần đến dịt tết các phương tiện ngày càng phóng nhanh vượt ẩu chính vì vậy nên Nhà nước đang thắt chặt việc xử phạt. Thực tế cho thấy, khi phân tích nguyên nhân của vụ tai nạn giao thông đang nghiêm trọng, cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông là do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, khi đó chủ yếu là xe máy. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Lỗi tốc độ 60/50 phạt bao nhiêu tiền” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Khái niệm chạy quá tốc độ

Chạy quá tốc độ là hành vi thường bắt gặp trên các tuyến giao thông. Đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật bởi lẽ người tham giao giao thông đã điều khiển phương tiện vượt quá mức cho phép theo quy định của pháp luật. Đa số mỗi tuyến đường hay khu vực sẽ quy định mức tối đa tốc độ các xe tham gia giao thông phải tuân theo. Mục đích của việc này chính là giúp người điều khiển phương tiện có thể làm chủ tốc độ, đủ khả năng để xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, giảm khả năng va chạm với các phương tiện khác. Đây là quy định không chỉ vì lợi ích chung của người tham gia giao thông mà cho chính chủ phương tiện.

Các trường hợp phải giảm tốc độ theo quy định

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong các trường hợp sau:

+ Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.

+ Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.

+ Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận.

+ Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.

+ Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.

+ Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

+ Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường.

+ Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt.

+ Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.

+ Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ.

+ Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi vãi.

+ Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm thu phí.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì còn cần phải đảm bảo giữ khoảng cách giữa các phương tiện. Theo quy định tại Điều 11 và 12 của Nghị định 91/2015/TT-BGTVT quy định khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

Lỗi tốc độ 60/50 phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;”

Tại Khoản 10 Điều 6 quy định về hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e khoản 4; điểm b, điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng;

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng;

e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Mức xử phạt đối với ô tô và xe máy khi vượt quá tốc độ

Mức phạt đối với xe ô tô, xe máy sẽ phụ thuộc vào tốc độ vượt mức quy định. Khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt và áp dụng mức phạt phù hợp.

STTVi phạm tốc độMức xử phạtĐối với người điều khiển xe ô tôĐối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

Mời các bạn xem thêm bài viết

  • Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu năm 2022?
  • Vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có bị xử phạt không?
  • Vượt đèn đỏ là vi phạm luật gì? Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ?

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Lỗi tốc độ 60/50 phạt bao nhiêu tiền” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về tư vấn pháp lý về phí thủ tục ly hôn …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

  • FB: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp