CHU CHUYỂN TƯ BẢN bản slide

II. CHU CHUYỂN TƯ BẢN

1. Chu chuyển tư bản, thời gian chu chuyển và tốc độ chu chuyển tư bản.

Phần trên, chúng ta thấy rằng, tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản, để tạo ra giá trị thặng dư cho chủ tư bản. Quá trình này không dừng lại mà có tính định kỳ đổi mới, lặp đi lặp lại. Để thấy rõ, tốc độ vận động của tư bản là nhanh hay chậm thì Mác đã đưa ra khái niệm về chu chuyển tư bản.

1. Chu chuyển tư bản:

“Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.”

Chu chuyển của tư bản phản ánh tốc độ vận động của tư bản cá biệt là nhanh hay chậm. Cho đơn giản thì chúng ta hình dung đó chính là tốc độ xoay vòng vốn trong kinh doanh.

Chu chuyển của tư bản được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển của tư bản.

1. Thời gian chu chuyển của tư bản:

Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian mà một tư bản kể từ khi được ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư.

Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.

Thời gian chu chuyển bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

1.2. Thời gian sản xuất:

Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở trong lĩnh vực sản xuất. Thời gian sản xuất bao gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất.

  • Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian có ích, vì nó tạo ra giá trị cho sản phẩm.

  • Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động, dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không có sự tác động của lao động của tự nhiên.

  • Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về và sẵn sàng thời gian sản xuất, nhưng chưa thực sự được đưa vào quá trình sản xuất, còn ở dạng dự trữ. Đó là điều kiện để quá trình sản xuất được liên tục.

Trong ba thời gian trên thì chỉ có thời gian lao động là tạo ra giá trị. Tuy nhiên, thời gian dự trữ sản xuất và thời gian gián đoạn lao động là không tránh khỏi. Vì vậy rút ngắn được thời gian này là điều kiện cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất của tư bản.

Thời gian sản xuất của tư bản dài hay ngắn là do tác động của các nhân tố sau:

  • Tính chất của ngành sản xuất, như ngành đóng tàu thời gian sản xuất nhất định phải dài hơn ngành dệt vải; dệt thảm trơn thời gian ngắn hơn dệt thảm trang trí hoa văn.

  • Quy mô hoặc chất lượng các sản phẩm, như xây dựng một xí nghiệp mất thời gian dài hơn xây dựng một nhà ở thông thường.

  • Thời gian vật sản xuất chịu tác động của quá trình tự nhiên dài hay ngắn.

  • Năng suất lao động.

  • Dự trữ sản xuất đủ hay thiếu.

  • v..

1.2. Thời gian lưu thông:

Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian lưu thông gồm thời gian mua nguyên nhiên vật liệu và thời gian bán hàng hoá, kể cả thời gian vận chuyển.

Ta thấy, thời gian chu chuyển là 6 tháng/vòng chính là ch=6 tháng

Theo công thức: n = = = 2 vòng/1 năm

Trên thực tế, tốc độ chu chuyển tư bản có ý nghĩa rất lớn đối với nhà tư bản. Nếu tốc độ chu chuyển nhanh thì khi đó tư bản sẽ rất có lợi: tiết kiệm được tư bản ứng trước, nâng cao được tỉ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư trong năm. Vì thế mà các nhà tư bản luôn tìm mọi biện pháp VD như: Lực lượng sản xuất phát triển, kỹ thuật tiến bộ, những tiến bộ về mặt tổ chức sản xuất, việc áp dụng những thành tựu của hoá học, sinh học hiện đại vào sản xuất, phương tiện vận tải và bưu điện phát triển, tổ chức mậu dịch được cải tiến… để rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản, từ đó, tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.

2. Tư bản cố định và tư bản lưu động:

Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư bản được chia thành các bộ phận là tư bản cố định và tư bản lưu động.

2. Tư bản cố định:

Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động. (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,.. )

Đặc điểm : -Tham gia toàn bộ vào quả trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.

Hao mòn của tư bản cố định bao gồm:

 Hao mòn hữu hình (sự mất mát về giá trị sử dụng và giá trị) do sử dụng và tác động của tự nhiên gây ra. Vd: sử dụng lâu ngày-> máy móc bị rỉ sét, công xưởng bị xuống cấp,… -Phần giá trị hao mòn này được chuyển vào giá trị hàng hóa và nhà tư bản sẽ thu hồi lại sau khi bán hang hóa.  Hao mòn vô hình (sự mất giá thuần túy) do sự tăng lên của năng suất lao động sản xuất tư liệu lao động và sự xuất hiện của những thế hệ tư liệu lao động mới có năng suất cao hơn. Vd như sự ra đời liên tiếp của iphone khiến cho những chiếc ip đời cũ bị mất giá, lỗi thời mặc dù bạn vừa mới mua.

Chính vì lẽ đó, để hạn chế hao mòn hữu hình, các tài sản cố định cần được bảo quản và sửa chữa thường xuyên. Mặt khác để tránh hao mòn vô hình, tài sản cố định cần được sử dụng hết công suất và thu hồi nhanh tư bản cố định. 2. Tư bản lưu động:

Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ.

Đặc điểm: -tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.

VD: để dệt được 5kg sợi, thì cần có 5kg bông và 2 giờ lao động của công nhân. Có nghĩa rằng, tư bản lưu động tồn tại dưới dạng 5kg bông và mua 2 giờ lao động của công nhân. Trong 1 chu kì sản xuất, nó phải dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm thì mới có được 5kg sợi.

-Trong 1 năm có thể chu chuyển nhiều vòng.

Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao các nhà tư bản phải nỗ lực rút ngắn thời gian chu chuyển hay đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản trên cơ sở nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển tư bản, đồng thời sử dụng hiệu quả tư bản cố định và tư bản lưu động.

Khái quát lại, nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí lao động tạo ra.