Nhắn tin đe dọa người khác là hành vi sử dụng các phương tiện truyền đạt thông tin như điện thoại, máy tính để gửi những tin nhắn có tính chất đe dọa tới người khác. Vậy hành vi Đe dọa người khác bằng tin nhắn phạm tội gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
- Đường trung tuyến là gì? Tính chất đường trung tuyến của tam giác vuông
- Lý thuyết Chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Mang bầu ăn mãng cầu được không? Công dụng và lưu ý khi ăn mãng cầu xiêm
- Chè Lam đặc sản ở đâu? Cách làm chè lam ngon
- Phí đường bộ xe ô tô 5 chỗ
Đe doạ người khác là gì?
Đe dọa là việc dùng hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng nhiều cách khác nhau để nói với người bị uy hiếp rằng họ sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho người bị uy hiếp hoặc cho người thân thích của người bị uy hiếp nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.
Bạn đang xem: Đe doạ người khác bằng tin nhắn phạm tội gì?
Hành vi này khiến cho đối phương tin rằng mình sẽ gặp phải những bất lợi từ những cảnh báo đó vào một thời gian đó, nếu không thực hiện theo mong muốn, yêu cầu của người đe dọa. Đe dọa là một trong những tội danh xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe và danh dự của người khác được pháp luật bảo vệ.
Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 không có quy định về tội đe dọa người khác là tội phạm, mà chỉ quy định tội đe doạ giết người theo Điều 133. Do đó có thể thấy hành vi đe dọa người khác sẽ xảy ra 2 trường hợp là đe dọa giết người hoặc đe dọa không mang tính chất giết người, hành vi này không mang tính chất đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người bị hại phải thực hiện những yêu sách, đòi hỏi của mình thì hành vi này không phạm tội hình sự nhưng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nhắn tin đe dọa thông thường xử lý hành chính như thế nào?
Nếu việc nhắn tin không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu cầu của mình thì hành vi này không vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự 2015 mà bị xử phạt vi phạm hành chính
Điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Nhắn tin đe dọa giết người xử lý hình sự như thế nào?
Đe dọa tính mạng người khác là hành vi vi phạm pháp luật của một người bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn khác làm cho người khác lo sợ rằng mình có khả năng bị giết. Việc đe dọa giết người sẽ được thực hiện nhằm mục đích khống chế ý chí của người bị đe dọa và làm cho người khác tin rằng tính mạng của mình đang bị đe doạ. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi đe doa tính mạng người khác là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 133 về tội đe dọa giết người:
Xem thêm : Tháng 5 có bao nhiêu ngày? Có những sự kiện đáng chú ý nào diễn ra vào tháng 5?
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”
Như vậy, hành vi đe dọa giết người được coi là tội phạm ít nghiêm trọng. Khung hình phạt cơ bản của tội phạm này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và được áp dụng cho các trường hợp tội không có tình tiết định khung tăng nặng.
Xem thêm : Navigation
Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015 cụ thể là: Đối với 2 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Đối với người dưới 16 tuổi; Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Bị đe dọa qua tin nhắn cần làm gì?
Trong trường hợp bị nhắn tin đe dọa, để bảo đảm sự an toàn cho chính mình và người thân; công dân có thể tố cáo hành vi của người gửi tin nhắn đến cơ quan điều tra công an quận/huyện theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Người nhận được tin nhắn đe dọa cần lưu lại các tin nhắn, và các chứng cứ liên quan khác để cung cấp cho Cơ quan điều tra khi làm đơn tố cáo. Căn cứ vào đó, Cơ quan điều tra sẽ có thêm thông tin khi xác minh và giải quyết vụ việc.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự;…
Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Cơ quan điều tra công an quận/huyện có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về việc Đe doạ người khác bằng tin nhắn phạm tội gì? Khách hàng quan tâm, theo dõi bài viết có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp