Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS 2017) bị phạt bao nhiêu năm tù?

Tội hành hạ người khác là tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người được pháp luật bảo vệ. Người phạm tội hành hạ người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm (theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). Cùng luật sư A+ xem ngay bài viết sau.

1. Tội hành hạ người khác theo Bộ luật Hình sự

Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình một cách lặp đi lặp lại (nhiều lần) gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bị lệ thuộc.

Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) như sau:

“Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.”

tội hành hạ người khác 01
Tội hành hạ theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Xem thêm bài viết: Tội vô ý làm chết người theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2017

2. Dấu hiệu pháp lý của Tội hành hạ người khác

Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự) được xác định dựa trên 04 dấu hiệu pháp lý sau:

2.1. Ai có thể phạm tội hành hạ người khác? (chủ thể)

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, chủ thể của tội giết người có thể là bất cứ ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch) từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi). Đặc biệt, chủ thể của tội phạm này phải có mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân.

2.2. Hành vi nào cấu thành tội hành hạ người khác? (mặt khách quan)

Tội hành hạ người khác được biểu hiện qua hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, bao gồm các hành vi như:

  • Đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình: hành vi của người phạm tội lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, dẫn đến việc gây ra sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần đối với người lệ thuộc mình thông qua các hành vi như đánh đập, không cho người đó hại ăn uống, chửi mắng thậm tệ,… nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
  • Làm nhục người lệ thuộc mình: hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật.

Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn giáo, … chẳng hạn như quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên), quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ,…Đặc biệt, người lệ thuộc không phải là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu của người phạm tội hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội. Bởi, nếu đối tượng lệ thuộc bị ngược đãi là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, pháp luật đã quy định riêng tội danh ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 185 Bộ luật Hình sự.

Lưu ý: Phân biệt tội phạm này với Tội bức tử

Hành vi của tội hành hạ người khác cũng tương tự như hành vi của tội bức tử, chỉ khác nhau ở chỗ: rong tội hành hạ người khác, người bị hành hạ không tự sát, nên có thể nói tội hành hạ người khác là hành vi khách quan của tội bức tử. Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi hành hạ người khác vừa gây đau đớn về thể xác cho nạn nhân vừa gây thống khổ về tinh thần họ. Tuy nhiên các hành vi gây đau đớn về thể xác chỉ là những thương tích nhẹ chưa đến mức đáng kể để bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Xem thêm bài viết: Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là gì? Trường hợp người bị xúi giục không chết thì có phạm tội không?

2.3. Các hành vi trên gây ra tác động như thế nào? (khách thể)

Các hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình đã xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (người bị hại) được pháp luật bảo vệ.

2.4. Dấu hiệu về lỗi, mục đích của hành vi phạm tội (mặt chủ quan)

Về lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi do lỗi cố ý.

  • Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra;
  • Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Mục đích của hành vi phạm tội: Không phải là dấu hiệu bắt buộc.

3. Khung hình phạt đối với Tội hành hạ người khác

Người có hành vi hành hạ người khác có thể bị xử lý theo các khung hình phạt quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung hình phạt

Hành vi phạm tội

Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.Hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự Khung 2: Phạt tù từ 01 năm đến 03 nămPhạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên.

Như vậy, người nào thực hiện hành vi hành hạ người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

tội hành hạ người khác 02
Hình phạt đối với tội hành hạ người khác.

Xem thêm bài viết: Tội vu khống là gì? Bị phạt tiền hay phạt tù? – Điều 156 BLHS 2017

4. Phân biệt tội hành hạ người khác với tội hành hạ ông bà, cha mẹ?

Tội hành hạ người khác và Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình đều có điểm chung là xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Việc xâm phạm này thể hiện qua hành vi đối xử tàn ác với nạn nhân. Cả hai tội phạm này đều được thực hiện với lỗi cố ý bởi người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy tương đối giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt hai tội phạm này dựa vào các tiêu chí sau:

Tiêu chí Tội hành hạ người khácTội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Cơ sở pháp lýĐiều 140 Bộ luật Hình sựĐiều 185 Bộ luật Hình sựĐối tượng tác độngCó thể là bất kỳ người nào có mối quan hệ lệ thuộc đối với người phạm tội ở các lĩnh vực khác nhau.Phải là ông, bà, cha, mẹ, vợ chồng, con, cháu, người nuôi dưỡng của người phạm tội.Chủ thểLà người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân. Quan hệ lệ thuộc ở đây phát sinh do quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên…), do quan hệ tín ngưỡng (cha cố với con chiên…) hoặc do quan hệ thầy trò…Là người có mối quan hệ về hôn nhân và gia đình. Và đối tượng tác động của tội phạm là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng…Điều kiện truy cứu TNHSKhông bắt buộc có hậu quả.Người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự, bao gồm:

(1) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

(2) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

(3) Hành hạ người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

(4) Hành hạ người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy nếu người phạm tội và nạn nhân có quan hệ về hôn nhân và gia đình sẽ có thể cấu thành Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự. Khi này người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức phạt tối đa với tội danh này là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

5. Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.

Lý do chọn Luật A+:

Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm

Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.

Thấu hiểu

Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.

Cam kết đến cùng

Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.

Tội hành hạ người khác thể hiện qua hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình gây ảnh hưởng đến thể xác và tinh thần của người đó. Người phạm tội hành hạ người khác sẽ phải chịu hình phạt thích đáng với hành vi mà mình gây ra. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ qua email: contact@apluslaw.vn hoặc qua sđt: 0899511010 để được hỗ trợ và tư vấn.