Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) bao gồm 12 Điều quy định 12 tội danh cụ thể.
Dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày rõ về nội dung này. Hãy tham khảo bài viết này hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự miễn phí.
Bạn đang xem: Các tội phạm về môi trường là gì?
1. Khái niệm các tội phạm về môi trường
Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Điều 43.
Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.”
Môi trường thế giới nói chung và môi trường nước ta nói riêng đang bị suy thoái và ô nhiễm nặng nề. Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường ngày càng trở nên xấu hơn. Thiên tai xảy ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại ngày càng lớn, và trong nhiều trường hợp đã vượt ra ngoài khả năng ngăn chặn và khắc phục của con người. Bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của tất cả các nước trên thế giới.
Trước tình hình đó, Nhà nước đã thực hiện một số hành động nhằm bảo vệ môi trường như việc tham gia kí kết Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2017, Luật Thú ý 2015, Luật đa dạng sinh học năm 2008,.. Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi phá hoại môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm môi trường nói riêng, Bộ luật hình sự đã dành riêng một chương quy định về các tội phạm về môi trường.
Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái.
Quy định các tội phạm về môi trường
Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX, gồm có 12 điều luật quy định về 12 tội danh khác nhau:
Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường
Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Điều 241. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Điều 243. Tội hủy hoại rừng
Xem thêm : Ví dụ về hàng hóa
Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Điều 245. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Điều 246. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.
2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về môi trường
2.1. Khách thể của tội phạm
các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng. Hành vi đó có thể được thực hiện thông qua việc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường; gây dịch bệnh cho con người và động vật; huỷ hoại tài nguyên môi trường hoặc vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường. Hầu hết các hành vi phạm tội đều được thực hiện dưới dạng hành động (làm một việc pháp luật không cho phép làm) như gây ô nhiễm không khí; gây ô nhiễm nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản…
Hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, hầu hết chỉ cấu thành tội phạm khi có dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính. Hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới được coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này. Ví dụ một người đã bị xử phạt hành chính về hành vi nhập khẩu máy móc, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, chưa hết thời hạn một năm, nay lại tiếp tục vi phạm thì mới bị coi là đã bị xử phạt hành chính.
Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của 11 tội phạm về môi trường (tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người có cấu thành hình thức, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc).
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của các tội phạm về môi trường có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. Trong một số tội, chủ thể còn có thể là cả những người có chức vụ, quyền hạn.
* Trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân:
Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XIX Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội phạm về môi trường phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:
“Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Xem thêm : Hỏi đáp: Độ mờ da gáy 1.4 mm có bình thường không?
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại
Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2013, pháp nhân thương mại được hiểu như sau:
“Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó, điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự như sau:
“Điều 75. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Chủ thể phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp