Khi điện thoại trở thành một trong những phương thức liên lạc chính giữa mọi người thì nó cũng là phương tiện kẻ xấu dùng quấy rối người khác. Hành vi quấy rối người khác qua điện thoại bị xử lý thế nào?
Chào bạn, vấn đề quấy rối qua điện thoại nhiều người cũng gặp phải như em gái bạn. Và theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ, hành vi của người quấy rối mà có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Để rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo nội dung chúng tôi nêu ngay sau đây:
Bạn đang xem: Quấy rối người khác qua điện thoại, có thể đi tù mấy năm?
Quấy rối người khác qua điện thoại có là hành vi cấm?
Điều 12 Luật Viễn thông năm 2009 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông cụ thể như sau:
Thứ nhất, lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược;…
Thứ hai, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại…
Thứ ba, thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
Thứ tư, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Thứ năm là hành vi quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định
Và hành vi bị cấm thứ 6 là cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
Như vậy, căn cứ quy định của Luật Viễn thông thì hành vi đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức cũng như danh dự, nhân phẩm của cá nhân là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Tội quấy rối người khác qua điện thoại, xử lý thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
Xem thêm : Chọn ngày giờ tốt thỉnh Thần Tài Ông Địa giúp tài lộc dồi dào
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số; nhằm đe dọa quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín; của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Như vậy, người có hành vi lợi dụng thư điện tử, tin nhắn, cuộc gọi để đe dọa; quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân theo Luật Viễn thông có thể bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng đối với 01 trong các hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này; …
Theo đó, người có hành vi quấy rối người khác qua điện thoại có thể bị xử lí vi phạm hành chính từ 2 – 3 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy vào mức độ, tính chất và có đủ căn cứ, hành vi quấy rối qua điện thoại sẽ bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định tại Bộ luật Hình sự:
– Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)
– hoặc Tội vu khống người khác (Điều 156 BLHS),
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 155 về Tội làm nhục người khác:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Xem thêm : Tổng hợp 20 cách giảm cân cấp tốc trong 1 tuần tại nhà
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
…
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
…
Về Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự, mức phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm với người thực hiện một trong các hành vi:
– Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tù từ 01 – 03 năm nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp
“a) Có tổ chức;
…
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
Như vậy, biện pháp xử lý tội quấy rối người khác qua điện thoại sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên đây là thông tin về Tội quấy rối người khác qua điện thoại. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp