- Luật lệ của mỗi người
Thật ra, rất nhiều người cho rằng sự tôn nghiêm của bản thân là điều gì đó quá lớn lao hay đầy huyễn hoặc. Tuy nhiên, gìn giữ sự tôn nghiêm của bản thân là điều đơn giản nhất mà mỗi cá nhân đều có thể thực hiện được.
1. Vị đại thần Văn Thiên Tường đời Nam Tống từng nói câu: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Có nghĩa là: Con người xưa nay ai mà không chết. Chỉ làm sao lưu lại lòng son với sử xanh. Lòng son ở đây có thể hiểu đó chính là thanh danh, là sự tôn nghiêm của một con người.
Bạn đang xem: Tôn nghiêm đánh rơi
Làm người, ai cũng cần có tôn nghiêm của mình. Tôn nghiêm không có khoảng cách giàu nghèo hay cao thấp, sang hèn, tôn nghiêm là sự bình đẳng. Dù là vĩ nhân hay dân thường, ai nấy đều có tôn nghiêm.
Tôn nghiêm là bộ mặt của mỗi cá nhân, là đạo đức, khí tiết khiến người khác tôn trọng, tin yêu mình. Một con người có thể không có nhiều thứ như tiền bạc, của cải và danh vọng, nhưng nếu ngay cả tôn nghiêm cũng không còn nữa, thì cuộc đời của họ xem ra không có giá trị gì. Chính vì thế nhiều người xem sự tôn nghiêm của bản thân là tính mạng của mình mà quyết tâm bảo vệ.
Từ xưa, những tấm gương về tôn nghiêm rất nhiều. Đó là những nhân sĩ, người yêu nước thà làm ngọc vỡ chứ không làm ngói lành, thà chết đứng chứ quyết không quỳ mà sống; họ dù buộc phải mất đi tính mạng cũng đã bảo vệ tôn nghiêm của mình.
Sách có ghi lại rằng, thi sĩ Đào Uyên Minh đầu đời Nam Tống quyết không chịu cúi đầu trước năm đấu gạo; Tô Vũ, vị đại thần đời Tây Hán thà lưu đày đi chăn cừu ngoài cửa ải xa xôi chứ không chịu đầu hàng; nhà văn nổi tiếng Chu Tự Thanh thà chết đói cũng không chịu nhận lương thực cứu tế của Mỹ lúc bấy giờ…
Vậy câu hỏi đặt ra là làm gì để có được tôn nghiêm? Còn nhớ trong một bản kinh, đức phật Thích Ca Mâu Ni có giảng một ý rằng: Không vì lời nói của người đời mà ta thành cao quý hay đê tiện, sự cao quý hay đê tiện của bản thân là do thân, khẩu và ý của bản thân mà thành.
Xem thêm : Tuổi xông đất cho gia chủ sinh năm 1983
Thân ở đây chính là hành động; khẩu là lời nói và ý chính là tư duy, suy nghĩ của mỗi người. Như vậy, sự tôn nghiêm của một con người dựa vào sự tu dưỡng của bản thân qua những hành động, lời nói tốt đẹp chứ không tự dưng có được, cũng không phải ai mang đến cho mình.
Chính vì thế, sự tôn nghiêm của bản thân mỗi người không tự nhiên mất đi, cũng không ai có khả năng cướp mất mà tất cả do chính bản thân mình đánh mất bằng những lời nói, hành động không phù hợp. Đây cũng là một lý lẽ thực tế rất cơ bản rằng, tự kính trọng mình thì được người khác kính trọng, tự hạ thấp mình thì sẽ bị người khác lên án, chê trách và khinh miệt.
Rất tiếc là trong dòng thời sự xã hội gần đây, những câu chuyện về sự đánh mất tôn nghiêm xuất hiện khá nhiều. Không đến mức bi quan khi cho rằng, đó là những chỉ dấu cho thấy xã hội mà chúng ta đang sống ngày càng xấu đi; song, nó nhất định là một lời cảnh tỉnh thật sự về sự tôn nghiêm đang có dấu hiệu bị xem nhẹ, thậm chí là đang bị “bỏ rơi” trong hệ thống giá trị của con người thời nay. Đó thật sự là một điều nguy hiểm, bởi con người mất tôn nghiêm thì xã hội mà họ đang sống không thể nào văn minh và tốt đẹp được!
Minh họa: Lê Phương.
2. Có nhiều lý do để ai đó đánh mất tôn nghiêm của bản thân mình; có thể vì sinh tồn, vì danh, vì lợi, vì thiếu ý thức văn hóa… Cụ thể hơn trong đời sống, đó là có người chấp nhận quỳ xuống để có việc, a dua nịnh hót hay luồn cúi để tiến thân; có người bất chấp giá trị đạo đức vì tiền của, thậm chí có người đã bán rẻ nhân cách của mình,… Với những hành động này, sự tôn nghiêm đã xa dần với họ.
Chuyện các cô giáo ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, bị ép đi uống rượu tiếp quan khách vừa qua cũng là một câu chuyện liên quan đến sự tôn nghiêm. Ở đây, phía ép các cô giáo đi tiếp rượu, là UBND thị xã Hồng Lĩnh và các quan khách có mặt trong tiệc rượu hôm đó đã thiếu tôn nghiêm.
Tại sao người ta lại có thể sẵn sàng đề nghị những nữ nhân viên, đồng nghiệp của mình đến tiệc rượu để làm vui lòng khách, cho dù nhiều người trong số họ vẫn gọi những phụ nữ tiếp rượu ở các nhà hàng, quán karaoke bằng những từ không hay?
Xem thêm : Lý do gây tiêu chảy sau sinh
Chưa nói chuyện bị quấy rối bởi những người đàn ông dở tỉnh dở say, chỉ cần nghĩ đến việc những người đồng nghiệp, những nhân viên của mình phải hỉ hả nói cười với những người không quen biết, phải xuất hiện trong một buổi tiệc rượu chỉ với thân phận góp vui, người ta đã thấy bất nhẫn. Ấy vậy mà lãnh đạo của các cô giáo ở Hồng Lĩnh vẫn ép các cô tiếp rượu quan khách. Đó là hành động rất đáng trách.
Ở vai trò quan khách cũng vậy, nếu có ý thức giữ gìn tôn nghiêm của bản thân, quan khách đó hẳn đã không thể vui vẻ thoải mái trong bữa tiệc như thế. Có thể nhiều người sẽ có góc nhìn cảm thông với các quan chức bởi sống trong thời đại này, ai trong chúng ta cũng đôi lần có mặt ở một buổi tiệc rượu như vậy, trong vai của người mời khách hoặc trong vai là khách.
Và có lẽ, nhiều người đều không cho việc có những người phụ nữ trẻ tiếp rượu là điều gì đó to tát; thậm chí có những phụ nữ mong muốn được như thế.
Song, điều đó không phải là ở hầu hết phụ nữ, nếu không nói chỉ là một số ít nào đó. Còn lại, họ đều ở trong tình trạng bị ép buộc và tất nhiên họ mang đầy cay đắng, thậm chí tủi nhục vì điều ấy.
Cho nên, những người là khách đã từ chối tham gia những buổi tiệc rượu kiểu như thế, cá nhân tôi rất quý mến. Tất nhiên, cũng không phải vì thế có thể trách những người ở lại tham gia, bởi ở đó có những người ngại ngùng, cảm thấy xấu hổ và có cả những người hỉ hả thỏa mãn. Sự tôn nghiêm có hay không của những con người khác nhau là ở chỗ này.
Nói qua chuyện cô giáo bị ép tiếp rượu quan khách vốn ồn ào mấy ngày qua để thấy rằng, tôn nghiêm của bản thân phải được ý thức gìn giữ nghiêm khắc, nó dễ dàng bị đánh mất chỉ một phút lơ là, mất cảnh giác bởi những chuyện đôi khi được cho là… bình thường trong đời sống hôm nay!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp