TÔN TRỌNG CON NGƯỜI
- Top 10 nữ diễn viên Trung Quốc đẹp nhất do netizen Thái bình chọn: Địch Lệ Nhiệt Ba vượt mặt Triệu Lệ Dĩnh xếp vị trí số 1
- Sinh ngày 6/11 là cung gì, đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 6/11
- 10 tác dụng của việc nằm gác chân lên tường
- Bà bầu thích ăn đồ ngọt là trai hay gái? Nghén ngọt liệu có chính xác?
Slogan: “Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình”
Bạn đang xem: Giá trị văn hóa “Tôn Trọng Con Người”
A) Nội dung và các biểu hiện của văn hoá “Tôn Trọng Con Người”
1. Các biểu hiện tích cực của văn hoá “Tôn trọng con người:
– Thể hiện sự tử tế, nhã nhặn và khiêm cung: Sự tôn trọng bắt đầu từ mối quan tâm cơ bản đối với cảm xúc của người khác. Tự hỏi bản thân xem bạn muốn được đối xử như thế nào trong một tình huống cụ thể và cố gắng đối xử với đồng nghiệp và mọi người theo cách đó.
– Hãy đối xử bình đẳng: Hãy tôn trọng tất cả mọi người như nhau, không phân biệt họ là ai, công việc, vị trí xã hội hay “đẳng cấp” thế nào, mọi người đều được cư xử bình đẳng nhau.
– Tôn trọng sự khác biệt: Hãy tôn trọng những người khác biệt của mỗi người, kể cả khi bạn không biết nhiều về nhau. Bạn không nhất thiết phải yêu mến tất cả những người mình gặp và chắc chắn là không cần tán thành với bất kỳ những gì họ làm hoặc nói, nhưng bạn nên bày tỏ sự tôn trọng.
+ Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa của mỗi người.
+ Tôn trọng sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo của mỗi người.
+ Tôn trọng sự khác biệt quan điểm chính trị của mỗi người.
+ Tôn trọng cả những người trong nhóm “đối thủ” của bạn, kể cả những người hâm mộ họ.
– Tôn trọng mọi không gian chung: Tôn trọng bất kỳ không gian nào mà bạn chia sẻ cùng người khác. Bạn sẽ không hài lòng khi người khác vứt rác ở nơi mà mình thường lui tới; vì vậy, bạn nhớ dọn dẹp rác của mình để giữ sự sạch đẹp cho người khác.
– Tôn trọng đồ vật của người khác: Bạn sẽ không được kính trọng và yêu mến khi đụng đến bất kỳ thứ gì không thuộc về mình. Bạn hãy xin phép trước khi sử dụng tài sản của ai đó.
2. Cách hiểu của văn hoá “Tôn trọng con người:
– Lắng nghe người khác nói: Khi chúng ta trò chuyện, việc trở thành một người biết lắng nghe là dấu hiệu cơ bản của sự tôn trọng. Nếu tỏ ra buồn chán hoặc cắt lời người đối diện, bạn đang thể hiện rằng mình thật sự không quan tâm đến những gì họ nói. Tập lắng nghe chăm chú hơn và chờ họ dứt lời trước khi đưa ra phản hồi.
– Suy nghĩ trước khi nói: Khi đến lượt bạn nói, cố gắng đưa ra lời phản hồi thật tôn trọng. Cân nhắc những gì người kia nói và thể hiện suy nghĩ của bạn mà không hạ thấp ý kiến của họ. Tránh sỉ nhục người khác bằng cách nói những lời thô lỗ hoặc ác ý.
– Nói rõ những gì bạn muốn: Mọi người thường vui vẻ giúp đỡ bạn, nhưng họ không thể giúp nếu không chắc bạn muốn gì. Hãy nói rõ nhu cầu của bạn để người khác không phải băn khoăn tự hỏi chuyện gì đang xảy ra với bạn.
– Phản đối một cách tôn trọng: Hãy tôn trọng quan điểm của ai đó kể cả khi bạn thật lòng không thể tán thành. Quan trọng là cách bạn phản đối những gì họ nói không được làm mất đi giá trị thật của người đó.
– Tập kiên nhẫn và luôn nghĩ theo hướng tích cực: Việc giao tiếp đôi lúc có vẻ khó khăn, và người khác có thể nói sai hoặc chật vật để tìm ra từ ngữ thích hợp. Hãy cho họ thời gian và khi không chắc họ muốn nói gì, bạn nên nghĩ rằng họ đang cố gắng hết mình để cư xử tử tế và hiểu chuyện.
– Đừng suy nghĩ áp đặt về người khác: Đừng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng nhận định chủ quan về quan điểm hoặc hoàn cảnh của ai đó dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch hoặc bất kỳ yếu tố nào. Mỗi người là một cá nhân với kinh nghiệm và sự hiểu biết cá biệt về cuộc sống. Đừng trở nên thiếu tôn trọng bằng việc nghĩ rằng bạn biết rõ về người khác trước khi dành thời gian tìm hiểu về cá nhân cụ thể nào đó.
– Đừng ngồi lê đôi mách: Đây là hành động thiếu tôn trọng phổ biến mà nhiều người vẫn không bị lên án, nhưng việc ngồi lê đôi mách là một thói quen xấu. Việc này khiến bạn quen với việc xem người khác là nhân vật trong những cuộc tám chuyện thay vì là cá nhân có cảm xúc dễ bị tổn thương sâu sắc. Cho dù đó là người kỳ lạ nhất, phiền toái nhất hay đáng ghét nhất, bạn vẫn không nên thường xuyên nói về họ như thể sự tồn tại của họ là để mua vui cho người khác.
– Xin lỗi nếu bạn làm tổn thương ai đó: Bất luận có cố gắng như thế nào, bạn vẫn sẽ vô tình giẫm lên chân người khác vào một lúc nào đó. Hành động gây đau đớn của bạn sẽ không quan trọng bằng việc bạn phản ứng như thế nào. Nếu nhận ra mình cư xử thiếu tử tế hoặc khiến người khác khó chịu, hãy nhận lỗi và xin lỗi.
– Tôn trọng người khác kể cả khi họ không tôn trọng bạn: Việc này có vẻ khó, nhưng bạn cần cố gắng thể hiện sự kiên nhẫn và sự nhún nhường. Người khác sẽ học được điều gì đó từ bạn. Nếu người đó vẫn thô lỗ và xấu tính, bạn sẽ bảo vệ bản thân nhưng không trở nên thấp hèn như họ.
3. Ý nghĩa của văn hoá “Tôn trọng con người”
– Tạo tự tin cho cá nhân: Khi chúng ta được tôn trọng trong mọi trường hợp, bản thân sẽ có thêm nhiều sự tự tin, sáng tạo. Giúp cho chất lượng cuộc sống của cá nhân trở lên tốt hơn.
Xem thêm : Đất BHK là gì? Quy định sử dụng đất BHK đầy đủ từ A-Z
– Thúc đẩy sự sáng tạo, hiệu quả trong công việc: Trong doanh nghiệp, tôn trong lẫn nhau giúp cho công việc luôn được giải quyết một cách sáng tạo nhất, hiệu quả nhất mà không bị bỏ qua một ý tưởng tốt nào.
– Tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng: Tôn trọng con người, tôn trọng khách hàng giúp cho công việc của chúng ta trở lên thuận lợi, dễ dàng có cách giải quyết sự việc nhanh và hiệu quả nhất.
– Tạo ra một môt trường văn hóa, xã hội văn hóa: Khi dành sự tôn trọng cho người khác, chúng ta cũng sẽ nhận lại được sự tôn trọng tương ứng. Từ đó chúng ta nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ, động viên trong công việc, cuộc sống giúp cho chúng ta có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc. Nếu mọi người sống tôn trọng lẫn nhau, xã hội sẽ ngày càng trở lên tốt đẹp hơn.
4. Lý do cần có văn hoá “Tôn trọng con người”
– Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Khi Doanh nghiệp có văn hóa tôn trọng con người, sẽ ngày càng hình thành được những con người ưu tú, có tầm nhìn. Khi doanh nghiệp thực hiện văn hóa tôn trọng con người, chính là xây dựng sự bình đẳng, không tự cao cũng không coi thường trong chính nhân viên của mình. Và lúc này, những người thực hiện văn hóa tôn trọng con người họ hiểu rằng tôn tọng con người chính là giá trị, là đạo đức và thậm chí là bản lĩnh của chính mình.
– Hướng nhân sự tới tiều tốt đẹp: Trong quá trình thực hiện văn hóa tôn trọng còn người chúng ta sẽ tạo ra được những thói quen tốt đẹp, loại bỏ những thói quen không tốt. Hướng chúng ta tới những điều chân – thiện – mĩ.
5. Cán bộ, Công Nhân viên được lợi gì từ văn hoá “Tôn trọng con người”
– Được tôn trọng: Khi chúng ta tôn trọng con người thì sẽ nhận lại được sự tôn trọng từ người khác. Quan hệ này giúp cho chúng ta ngày càng gần gũi, gắn bó với nhau.
– Được làm việc trong môi trường cởi mở: Cả doanh nghiệp ai cũng được tôn trọng thì môi trường làm việc sẽ bớt căng thẳng, công việc sẽ có nhiều ý tưởng và nhanh chóng được giải quyết.
6. Tập thói quen văn hoá “Tôn trọng con người như thế nào?
– Đào tạo: Tham gia 100% các chương trình đào tạo của công ty đưa ra
– Đóng góp: Tham gia 100% các thảo luận, các cấu truyện cụ thể, các cảm nhận vả chia sẻ từ nhân viên.
– Luyện tập thói quen: Luôn nói điều tích cực khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
– Tỉnh cảm: Luôn xem những người xung quanh như người thân trong gia đình để ứng xử.
7. Khi có người thiếu quan tâm, chưa xem trọng Tôn trọng con người thì được hỗ trợ, cải thiện như thế nào?
– Thấu hiểu: Khi cá nhân chưa thể hiện văn hóa “tôn trọng con người” thì cấp trên trực tiếp sẽ ngồi lại với cá nhân để truyền thông lại cho các nhân đó biết tầm quan trọng của các giá trị văn hóa trong công ty để cá nhân ý tự ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện văn hóa này.
– Tinh thần tập thể: Cấp trên trực tiếp và các đồng nghiệp xung quanh cần hỗ trợ giúp đỡ cá nhân đó bằng chính hành động của mình, tất cả mọi người đều thực hiện văn hóa tôn trọng này đối với chính cá nhân cần giúp đỡ để có thể học hỏi từ những hành động nhỏ nhất.
8. Thực từ chính Ban Giám Đốc và toàn thể Cán bộ – Công Nhân viên
– Đội ngũ lãnh đạo: Giám đốc, Ban Giám đốc, các trưởng bộ phận phòng ban là những người làm gương, làm mẫu để thực hiện ngay văn hoá này.
9. Cách thức triển khai văn hoá “Tôn trọng con người
– Hàng ngày: Từng cá nhân tự đánh giá lại việc thực hiện văn hóa tôn trọng con người trong từng hành động, từng ứng sử với đồng nghiệp, với khách hàng, với người thân, bạn bè…
– Định kỳ: Rút kinh nghiệm, nêu ra bài học đáng chú ý nhất.
– Ghi nhận đánh giá: Thực hiện ghi nhận đánh giá, tuyên dương những hành động, ứng sử thực hiện tốt văn hóa tôn trọng con người.
10. Các biểu hiện không tích cực cần nhận dạng và uốn nắn khi các cá nhân được nhắc nhở thực hiện đúng văn hoá “Tôn trọng con người”
– Chưa bình đẳng trong phân công công việc
– Chưa tập thói quen nói lời tích cực, tốt đẹp kể cả khi có góp ý với người khác
– Chưa chủ động giúp đỡ những người yếu thế.
– Chưa kiên nhẫn với những người có thái độ chưa tốt với mình
– Chưa chủ động trong việc nhận lỗi và biết ơn đối với những người xung quanh.
– Chưa chú trọng quan tâm đến sức khỏe của bản thân
(B) Các ví dụ về văn hoá xem trọng “Tôn Trọng Con Người”
Xem thêm : Hậu quả chiến tranh thế giới thứ 2
Ví dụ 1: về văn hoá xem trọng “Tôn trọng con người”
– Bài học về sự tôn trọng và tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
– Một trong những bài học làm người đầu tiên có lẽ là bài học về sự tôn trọng người khác, cho dù họ có là ai, ở tầng lớp nào, đang làm công việc gì, thuộc giới tính nào đi chăng nữa thì họ cũng có quyền được tôn trọng.
– Câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây là câu chuyện của chính cuộc đời mình, đó cũng là những dòng tâm sự, những uất ức và khát khao một lần được tôn trọng, được công nhận, được đối xử bình đẳng trong xã hội này.
– Đã từ lúc nào, có quá nhiều chuẩn mực do con người tự đặt ra, tự cho phép mình coi đó là thước đo để cư xử với từng kiểu người. Đã từ lúc nào và ai đã mặc định những cô tạp vụ, những chú lao công được coi là một tầng lớp thấp? Dù người đó là ai, công việc họ có là gì đi chăng nữa, thì họ cũng giống như chúng ta, mỗi cá thể đều có một sứ mệnh khác nhau, mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời. Chúng ta vẫn luôn coi thường nghề nghiệp của họ, nhưng nếu một ngày nào đó chính họ cũng coi thường công việc kia, thì thế giới chúng ta sống sẽ trở nên thế nào, hay lúc đó tất cả mọi người đều sống trên một đống rác lớn?
– Cách đây 12 năm, tôi là “con nhà người ta” một cách đúng nghĩa, đi học được làm lớp trưởng, luôn đứng nhất lớp, luôn được chọn đi thi học sinh giỏi các cấp. Mỗi lần họp phụ huynh, nghe cha mẹ của các bạn khen mình mà tôi thấy tự hào lẫn hãnh diện. Nhưng nếu cuộc sống cứ bình dị trôi qua như thế thì đã không còn gọi là cuộc sống nữa. Sau một thời gian dài kiểm chứng, chối bỏ, che giấu, tôi nhận ra mình “không” giống như những đứa con gái bình thường khác. Bàng hoàng, không tin vào sự thật, tôi sụp đổ và tự ghê tởm chính bản thân mình – tôi là người đồng tính. Khóc có, tự giày vò bản thân có, trốn chạy có, và thậm chí là tự tử, ngay cả tôi cũng không thể chấp nhận được con người mình. Tôi loay hoay chẳng biết nên làm gì để “được” bình thường như các bạn. Tôi tự thu mình vào một góc, không bạn bè, không giao tiếp, tất cả buồn vui đều chịu đựng một mình. Sau một thời gian dài chìm trong vũng lầy mà mình tự chôn chân, tôi quyết tâm đậu Đại Học, ngay sau khi có kết quả, tôi đã có một quyết định khiến cuộc đời mình rẽ ngang một con đường hoàn toàn khác – come out.
– Từ một đứa con là niềm tự hào của cha mẹ, tôi trở thành tội đồ khiến cho cả gia đình, dòng họ phải nhục nhã. Người phụ nữ sinh ra tôi, dùng mọi từ ngữ nặng nề nhất có thể để nói về giới tính của tôi, đánh tôi, xích chân tôi lại và thậm chí là dọa giết nếu tôi nhận mình là người đồng tính. Tôi vẫn không quên được những đòn roi in hằn vào da thịt, bật máu, tôi vẫn nhớ như in cái lần bị dí dao vào cổ để lựa chọn giữa cái chết và sống thật với giới tính của mình. Tôi vẫn còn những vết sẹo do nước sôi mang lại. Tất cả mọi người như càng củng cố cái suy nghĩ vốn có trong tôi, đó là người đồng tính thật sự là một điều gì đó cặn bã, đáng bị coi thường và chà đạp. Thật ra, tôi vẫn là tôi của trước đó, vẫn cái tên đó, vẫn bộ dạng đó, nhưng chỉ với một mái tóc, một cách sống khác mà tôi chọn đã khiến cuộc đời tôi hoàn toàn thay đổi.
– Cái cảm giác tôi đi mua đồ mà người ta không chịu bán cho tôi, chỉ vì tôi đồng tính.
– Cái cảm giác người ta đăng bản cho thuê phòng trọ, nhưng đến khi nghe tôi cất giọng nói, họ nhìn từ trên xuống dưới và đổi ý không cho tôi thuê nữa.
– Đến lớp bọn con trai thì không ưa, bọn con gái thì không dám chơi chung vì sợ “lây bệnh”. Người ta nói thời sinh viên là đẹp nhất của thanh xuân một người, nhưng với tôi là ám ảnh vì bị kì thị, coi thường. Và đến năm 3, tôi quyết định nghỉ học đi làm công nhân.
– Tôi lại nhớ cái cảm giác, tôi đưa cho chú bảo vệ công ty bộ hồ sơ với thái độ trân trọng nhất có thể, vì nó là niềm hi vọng của tôi mà. Nhưng sau khi tôi vừa quay đi, họ đã vứt hồ sơ của tôi vào thùng rác rồi cùng nhau chỉ trỏ, cười lớn. Tôi không biết cảm giác lúc đó là căm phẫn hay ấm ức, họ chỉ đơn giản là vứt một bộ hồ sơ, nhưng vô tình đã dập tắt đi bao nhiêu hi vọng về một cuộc sống mới của tôi, họ đã vô tình đẩy tôi vào một cuộc sống lang bạt, không tiền, không nơi ở trọ, không công việc, không người thân, hoàn toàn chẳng có gì.
– Tôi đã bắt đầu không còn buồn và quen dần với điều đó, để đến tận sau này, mỗi lần đi xin việc, câu nói đầu tiên của tôi luôn là “ em là người đồng tính thì có thể được nhận không?”.
– Và tôi mặc định mình ở một tầng lớp thấp kém dưới đáy xã hội, mà ở nơi đó tôi cho phép người ta có quyền coi thường và không tôn trọng mình. Mỗi lần có ai đó đối xử tệ với tôi, tôi cũng không còn trách người ta, mà tự trách giới tính của bản thân mình, vì tôi như vậy nên tôi không dám đòi hỏi cái quyền được tôn trọng, bình đẳng.
– Cuối cùng sau bao nhiêu khó khăn tôi cũng tìm được việc – làm công nhân. Tôi vẫn nhớ dịp 20/10 năm đó, khi ai ai cũng chuẩn bị hoa, quà tặng cho sếp, quản lý, còn tôi thì chỉ mua được mấy cái đồ cột tóc rẻ tiền tặng ba cô lao công. Có một hình ảnh mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi, khi tôi vào nhà vệ sinh tìm mấy cô và nói là có mua cho mấy cô món quà nhỏ, mấy cô vội vã vứt chổi, vứt giẻ lau và đón nhận món quà của tôi bằng cả sự trân trọng nhất có thể. Tự dưng tôi cảm giác chạnh lòng thay cho các cô. Kể từ lần đó, ngày nào các cô cũng dành phần cho tôi, khi thì cái bánh, khi thì hộp sữa, đôi khi chỉ đơn giản là cái kẹo. Tình thương đó tôi cảm nhận chưa được bao lâu thì ba cô báo rằng sẽ nghỉ việc, trước khi nghỉ ba cô dúi vào tay tôi một bao lì xì, cô nói “công ty có 300 công nhân nhưng chỉ có mình con tôn trọng các cô, ngày nào thấy con vui thì thôi, ngày nào thấy con buồn là ba cô cũng buồn theo mà không giúp gì được”, tự dưng khóe mắt tôi cay xè. Trong bao lì xì đó số tiền không đáng là bao, nhưng đối với tôi đó là tất cả tình thương và sự trân trọng.Tôi càng nghẹn ngào hơn khi có một ngày vào facebook của một trong ba cô, tôi thấy ảnh bìa là hình cái cột tóc năm đó, cô vẫn luôn giữ gìn.
– Tôi quyết định nghỉ công ty.
– Trong một lần lang thang trên mạng sau một thời gian dài “thất nghiệp”, tôi nhìn thấy bài đăng tuyển dụng của công ty- tuyển giám sát khu vực. Dù trước đó tôi chưa từng làm qua công việc này nhưng cảm giác tôi lại rất thích nó – một công việc mà tôi chưa bao giờ dám nghĩ là dành cho người như mình. Trong vô thức, tôi nhắn tin xin ứng tuyển. Một ngày, hai ngày, ba ngày trôi qua….tôi dần quên đi dòng tin xin ứng tuyển ấy.
– Tôi lại lang thang trên mạng và một điều gì đó thôi thúc, tôi lại tìm vào trang và đọc yêu cầu tuyển dụng, đến lúc này thì tôi hoàn toàn không còn nghĩ đến công việc đó nữa.
– Tự dưng một tuần sau tôi nhận được phản hồi từ công ty, và vẫn là câu nói đó từ tôi được gửi đi “em là người đồng tính,……….”. Sau khi được báo lịch phỏng vấn, tôi vui nhưng không dám hi vọng quá nhiều, tôi nghĩ họ chỉ phỏng vấn cho đúng quy trình rồi thôi, làm sao một người như tôi có thể được nhận vào làm trong một môi trường tốt như vậy. Tôi tự coi thường chính bản thân mình. Tôi đi phỏng vấn nhưng không dám nói với bất cứ ai, vì tôi biết chắc mình sẽ thất bại.
– Cuối cùng tôi được nhận, nhưng tôi vẫn không dám chia sẻ với ai, vì hai tháng thử việc vẫn còn đang chờ tôi phía trước, tôi không dám nghĩ mình làm được.
– Tôi đến công ty với cảm giác đan xen lẫn lộn, một phần tôi muốn được hòa vào mọi người, một phần tôi lại muốn thu mình vào một góc riêng, tôi nhìn thấy ở mọi người sự chỉnh chu, sang trọng, chuyên nghiệp và tôi cảm giác mình không xứng để có thể hòa nhập vào, trong mắt tôi mọi người như một tầng lớp khác, phía trên.
– Tôi sợ mình trở thành vết nhơ, làm ảnh hưởng đến hình ảnh công ty, và tôi chùng chân, muốn rút lui ra khỏi môi trường này, có lẽ một công việc “thấp kém” nào đó sẽ làm tôi thấy thoải mái hơn, vì với tôi, đó mới là nơi tôi thuộc về. Tôi không muốn mình làm sụp đổ hình tượng tốt đẹp mà mọi người đã cố gắng tạo dựng cho công ty trước đó. Nhưng tất cả mọi người đã làm cho suy nghĩ của tôi thay đổi. Tập thể công ty – những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về công việc lẫn tinh thần. Từ những điều cực kì đơn giản mọi người đều nhiệt tình chỉ dạy, có những lúc dù đang bận nhưng vẫn dạy tôi làm. Tôi không biết mọi người có thấy phiền không, tôi không biết mọi người giúp tôi với suy nghĩ gì, nhưng với tôi, cái tôi “nhận” được thật sự rất nhiều, cảm ơn mọi người vì đã cho tôi cái cảm giác những người đồng tính như tôi cũng được tôn trọng, cũng được coi là một phần của tập thể. Và một trong những người đã truyền cảm hứng, cho tôi động lực nhiều nhất là “sếp”, một người bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn hỏi thăm, động viên khi thấy tôi xảy ra chuyện. Cũng có thể là đối với ai, mọi người cũng đều đối xử tốt như thế, nhưng với tôi, tôi đón nhận nó bằng tất cả tấm lòng trân trọng nhất có thể. Tôi không còn coi nơi đây là công ty, mà là “gia đình”. Có những điều tưởng chừng như rất đơn giản mà mọi người đã vô tình cho đi, nhưng những gì người khác nhận được thật sự lại rất lớn, đủ để tôi vượt qua những khó khăn trong công việc, vượt qua những cám dỗ từ những công ty đối thủ mà ở lại với mọi người. Lần đầu tiên tôi có cảm giác được tôn trọng, được công nhận, được yêu thương và giúp đỡ. Lần đầu tiên tôi có động lực trên chính con đường mà mình đã chọn bấy lâu nay. Cảm ơn sếp đã cho tôi suy nghĩ “dù bạn là ai, bạn thế nào không quan trọng, quan trọng là bạn sống thế nào và bạn làm được những gì”. Cảm ơn vì đã được gặp mọi người ở nơi đây. Cuộc sống này có hợp rồi cũng sẽ tan, nhưng các thành viên công ty mãi là một phần thanh xuân đẹp nhất mà tôi sẽ không bao giờ quên được. Hai tháng, quãng thời gian không phải quá dài, nhưng những gì đã đọng lại trong tôi thật sự rất nhiều. Cảm ơn mọi người lúc nào cũng quan tâm, chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ cho tôi trong mọi việc. Tôi nhớ Acsimet từng nói “hãy cho tôi điểm tựa, tôi sẽ nhất bổng quả đất lên”, và hiện tại ngôi nhà Công ty đang là điểm tựa để tôi mạnh mẽ, vững vàng hơn để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống này.
Tôi chợt nhận ra, tôi luôn muốn được người khác tôn trọng nhưng tôi lại chưa từng tôn trọng bản thân mình. Tôi gạt bỏ những giá trị mà bản thân vốn có, tôi chỉ biết tự ti và coi thường bản thân mình.
– Mỗi người chúng ta đều có quyền tự chọn cách sống cho riêng mình, nên cần phải tôn trọng lẫn nhau, và hiển nhiên tôn trọng không phải con đường một chiều mà là hai chiều, xuất phát từ hai phía.Món quà quý giá nhất dành cho yêu thương không phải là món quà đắc tiền mà là sự thấu hiểu và tôn trọng. Trong đường đời, tôn trọng chính là khóa học bắt buộc của mỗi người, tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân mình./.
Tác giả: @BHAG – 2030
Tháng 5/2021
* Đọc thêm các giá trị văn hóa của Công ty Nhân Kiệt
Giá trị văn hóa “Tận Tâm vì khách hàng”
Giá Trị Văn Hóa “Chính Trực Và Chịu Trách Nhiệm”
Giá trị văn hóa “Tinh Thần Tập Thể”
Giá trị văn hóa “Tôn Trọng Con Người”
Giá trị văn hóa “Tự chủ và hiệu quả”
* Đọc thêm các cảm nhận về Giá Trị Văn Hóa của Công ty Nhân Kiệt
Bài viết cảm nhận về GTVH “Chính trực và chịu trách nhiệm”
Bài viết cảm nhận về GTVH “Khách hàng là trung tâm”
Bài viết cảm nhận về GTVH “Tinh thần tập thể”
Bài viết cảm nhận về GTVH “Tôn trọng con người”
Bài viết cảm nhận về GTVH “Tự chủ và hiệu quả”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp