Đề số 7 – Đề kiểm tra học kì 1 – Toán lớp 4

Đề bài

Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S :

a) Số 0 không phải là số tự nhiên ☐

b) Số 0 là số tự nhiên bé nhất ☐

c) Số tự nhiên lớn nhất là số 1 tỉ ☐

d) Không có số tự nhiên lớn nhất ☐

e) Hai số tự nhiên hơn kém nhau 1 đơn vị ☐

Câu 2. Viết thêm 3 số thích hợp vào chỗ chấm :

a) 807 ; 808 ; … ; … ; …

b) … ; … ; … ; 501 ; 503.

c) 796 ; 798 ; … ; … ; … .

Câu 3. Điền dấu (( >,

3hg 5dag … 305g 3 tạ 4kg … 340kg

7kg 5dag … 7500g 1 tấn 5 tạ … 1500kg

120kg … 12 yến 2 tấn 45kg … 2 tấn 4 yến.

Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :

3 giờ 20 phút = …… phút; 120 giờ = …… ngày;

5 phút 30 giây = …… giây; 9 thế kỉ = …… năm;

(dfrac{1}{5}) giờ = …… phút; 5 thế kỉ 5 năm = … tháng.

Câu 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :

Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ :

A. XVII B. XVIII

C. XIX D. XX.

Câu 6.

a) Viết 6 số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn, bắt đầu là số chẵn lớn nhất có 3 chữ số.

b) Viết các số sau theo thứ tự giảm dần :

644 999 ; 3 670 012 ; 645 702 ; 645 712 ; 645 803.

Câu 7. Tìm số tròn trăm (x), biết : (18650

Câu 8. Có hai kho chứa gạo, kho thứ nhất chứa (12) tấn (8) tạ gạo, kho thứ hai chứa bằng (dfrac{1}{5}) số gạo kho thứ nhất. Hỏi phải chuyển từ kho thứ nhất sang kho thứ hai bao nhiêu ki-lô-gam gạo để hai kho có số gạo bằng nhau ?

Câu 9. Mùa xuân năm 2009 kỉ niệm 220 năm Quang Trung đại phá quân Thanh. Như vậy Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào ? Năm đó thuộc thế kỉ mấy ?

Lời giải

Câu 1.

Phương pháp:

Dựa vào tính chất của dãy số tự nhiên.

Cách giải:

– Không có số tự nhiên nào liền trước số 0 nên số 0 là số tự nhiên bé nhất.

– Không có số tự nhiên lớn nhất và dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi.

– Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

Ta có kết quả lần lượt là:

a) S ; b) Đ, c) S; d) Đ ; e) Đ.

Câu 2.

Phương pháp:

– Dãy a) là dãy các số tự nhiên liên tiếp, tức là hai số liền nhau hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.

– Dãy b) là dãy các số lẻ liên tiếp, tức là hai số liền nhau hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

– Dãy c) là dãy các số chẵn liên tiếp, tức là hai số liền nhau hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

Cách giải:

a) 807 ; 808 ; 809 ; 810 ; 811.

b) 495 ; 497 ; 499 ; 501 ; 503.

c) 796 ; 798 ; 800 ; 802 ; 804.

Câu 3.

Phương pháp:

Dựa vào bảng đơn vị đo khối lượng để viết các số đo về cùng một đơn vị đo, sau đó so sánh kết quả với nhau.

Cách giải:

Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán lớp 4

Câu 4.

Phương pháp:

Dựa vào cách chuyển đổi các đơn vị đo:

1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây

1 ngày = 24 giờ ; 1 thế kỉ = 100 năm.

Cách giải:

+) Ta có 1 giờ = 60 phút nên 3 giờ = 180 phút.

Do đó: 3 giờ 20 phút =180 phút + 20 phút = 200 phút;

+) Có: 1 ngày = 24 giờ. Mà 120 : 24 = 5.

Do đó: 120 giờ = 5 ngày.

+) 1 phút = 60 giây nên 5 phút = 60 giây

Do đó: 5 phút 30 giây = 300 giây + 30 giây = 330 giây;

+) 1 thế kỉ = 100 năm. Mà: 900 : 100 = 9.

Do đó: 9 thế kỉ = 900 năm;

+) 1 giờ = 60 phút nên (dfrac{1}{5}) giờ = 60 phút (times dfrac{1}{5}) = 12 phút;

+) 1 thế kỉ = 100 năm nên 5 năm = 500 năm

Do đó: 5 thế kỉ 5 năm = 500 năm + 5 năm = 505 năm.

Lại có 1 năm = 12 tháng nên 505 năm = 6060 tháng.

Vậy: 5 thế kỉ 5 năm = 6060 tháng.

Câu 5.

Phương pháp:

– Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

– Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

– Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

……………

– Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

– Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

Cách giải:

Từ năm 1801 đến năm 1900 là thế kỉ mười chín (thế kỉ XIX).

Do đó, năm 1890 thuộc thế kỉ mười chín, hay thế kỉ XIX.

Chọn C.

Câu 6.

Phương pháp:

a) Số chẵn lớn nhất có 3 chữ số là 998.

Hai số chẵn liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 2 đơn vị.

b) So sánh các số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.

Cách giải:

a) Số chẵn lớn nhất có 3 chữ số là 998.

Vậy 6 số tự nhiên liên tiếp từ bé đến lớn, bắt đầu là số chẵn lớn nhất có 3 chữ số là:

998 ; 999 ; 1000 ; 1001 ; 1002 ; 1003.

b) So sánh các số ta có:

3 670 012 > 645 803 > 645 712 > 645 702 > 644 999.

Vậy các số viết theo thứ tự giảm dần là:

3 670 012 ; 645 803 ; 645 712 ; 645 702 ; 644 999.

Câu 7.

Phương pháp:

– Thực hiện phép chia (18650 ) và (18920 : 3 ) để tìm thương và số dư, từ đó tìm được khoảng giới hạn của (x).

– Số tròn trăm là các số như (100;;200; ;300;;400;;…).

Cách giải:

(18650

Vì (18650 : 3 = 6212) (dư (2)) nên (x > 6212.)

(18920 : 3 = 6306) (dư (2)), suy ra (x

(x) là số tròn trăm lớn hơn (6216) nhỏ hơn (6306) nên (x = 6300)

Thử lại: (18650

Vậy (x=6300).

Câu 8.

Phương pháp:

– Đổi: (12) tấn (8) tạ (= 12800 kg).

– Tìm số gạo của kho thứ hai ta lấy số gạo của kho thứ nhất chia cho (5).

– Tìm hiệu số gạo của hai kho ta lấy số gạo của kho thứ nhất trừ đi số gạo của kho thứ hai.

– Tìm số gạo phải chuyển từ kho thứ nhất sang kho thứ hai để số gạo hai kho bằng nhau ta lấy hiệu số gạo của hai kho chia cho (2).

Cách giải:

Đổi: (12) tấn (8) tạ (= 12800 kg).

Kho thứ hai chứa số ki-lô-gam gạo là :

(12800 : 5 = 2560;(kg))

Kho thứ nhất chứa hơn kho thứ hai số ki-lô-gam gạo là:

(12800 – 2560 = 10240;(kg))

Để số gạo hai kho bằng nhau thì kho thứ nhất phải chuyển sang kho thứ hai số ki-lô-gam gạo là :

(10240 : 2 = 5120;(kg))

Đáp số: (5120 kg).

Câu 9.

Phương pháp:

*) Cách xác định năm thuộc thế kỉ:

– Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một (thế kỉ I).

– Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai (thế kỉ II).

– Từ năm 201 đến năm 300 là thế kỉ ba (thế kỉ III).

……………

– Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).

– Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

*) Tìm nằm Quang Trung đại phá quân Thanh ta thực hiện phép tính 2009 – 220.

Cách giải:

Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm :

2009 – 220 = 1789.

Năm 1789 thuộc thế kỉ thứ 18.

Vậy Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789, thuộc thế kỉ thứ 18.