Trong những năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự thay đổi và phát triển của nhiều tỉnh, thành phố. Do đó, xếp hạng mức độ giàu – nghèo giữa các tỉnh, thành phố cũng có sự thay đổi. Trong bài viết dưới đây, cùng Sen Vàng Group tìm hiểu Top 10 tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam. Danh sách được tổng hợp dựa trên tiêu chí đánh giá GRDP bình quân đầu người năm 2021.
1. Bà Rịa – Vũng Tàu
Bạn đang xem: Top 10 tỉnh, thành giàu nhất Việt Nam
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ ra biển của các tỉnh trong khu vực. Không chỉ có lợi thế vị trí địa lý kết nối thuận lợi với TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là tiềm năng về dầu khí. Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương có GRDP bình quân đầu người cao nhất cả nước với 281.2 triệu đồng/người năm 2021. Tổng GRDP năm 2021 theo giá hiện hành của Bà Rịa – Vũng Tàu là 330.8 nghìn tỷ đồng. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm vị trí số 1 trong top các tỉnh, thành giàu nhất Việt Nam.
Bà Rịa – Vũng Tàu có GRDP bình quân cao nhất cả nước năm 2021 (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
Theo khung định hướng quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng được định hướng phát triển các ngành kinh tế trụ cột, như: công nghiệp, cảng biển và dịch vụ vận tải – logistics, du lịch, nông nghiệp.
2. Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những đầu tàu của vùng kinh tế tài chính trọng điểm phía Bắc, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội với nhiều khu kinh tế và trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh là một trong những đầu tàu của vùng kinh tế tài chính trọng điểm phía Bắc (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
GRDP bình quân đầu người năm 2021 của tỉnh Quảng Ninh đạt 176 triệu đồng/người. GRDP năm 2021 theo giá hiện hành đạt 238.2 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2021 của Quảng Ninh ước tăng 10.28%, cao hơn 1.07 điểm % so với cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng cao, đứng thứ 2 so với các tỉnh, thành phố trong cả nước (sau TP Hải Phòng 12.38%). Theo đó, ở cả 3 khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, ở khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4.51%, khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 14.59%, khu vực Dịch vụ tăng 6,11%.
Với mục tiêu tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế ở mốc 2 con số trong những năm tiếp theo, Quảng Ninh tiếp tục đặt trong tâm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo vào GRDP và thu ngân sách; phát triển hợp lý, bền vững ngành công nghiệp khai khoáng, trọng tâm là ngành than.
3. Bắc Ninh
Từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, sau hơn 25 năm tái lập tỉnh (từ năm 1997) với nhiều cơ chế, chính sách được vận dụng linh hoạt, tỉnh Bắc Ninh đã bứt phá mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng của vùng Thủ đô và vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.
Một góc tỉnh Bắc Ninh (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
GRDP bình quân đầu người năm 2021 của tỉnh Bắc Ninh đạt 155.6 triệu đồng. Quy mô GRDP (theo giá so sánh) đạt 133.6 nghìn tỷ đồng. Bắc Ninh đứng thứ 3 trong danh sách các tỉnh, thành giàu nhất Việt Nam.
Cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao trở thành ngành mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước.
Đến năm 2021, Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp tập trung được phê duyệt, có 10 khu đã đi vào hoạt động; thành lập 31 cụm công nghiệp, 21 cụm đã đi vào hoạt động. Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được các nhà đầu tư từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển chung của tỉnh.
4. Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam và đóng vai trò là trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sông Hồng, cực tăng trưởng của miền duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng ngày nay ngày càng giàu có.
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng của Việt Nam (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
Xem thêm : Định luật Khúc Xạ Ánh Sáng Lớp 11: Lý Thuyết Và Bài Tập
Quy mô kinh tế thành phố không ngừng được mở rộng, duy trì vị trí thứ hai trong vùng đồng bằng sông Hồng, sau Thủ đô Hà Nội. GRDP bình quân đầu người năm 2021 thành phố Hải Phòng đạt 152.34 triệu đồng. GRDP năm 2021 đạt 315.7 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, duy trì mức hơn 10%/năm và là mức tăng trưởng dẫn đầu cả nước và dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
Cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng đã chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa với tỷ trọng giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ, công nghiệp-xây dựng tăng mạnh lên mức 90.21% năm 2021; khu vực nông, lâm, thủy sản giảm xuống còn 3.97% năm 2021.
5. Bình Dương
Trong nhiều năm gần đây, Bình Dương được biết đến như một thành phố công nghiệp kiểu mẫu với sự phát triển công nghiệp và đô thị khá nhanh. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, 5….thu hút hàng trăm dự án đầu tư cả trong và ngoài nước.
Bình Dương được biết đến như một thành phố công nghiệp kiểu mẫu với sự phát triển công nghiệp và đô thị khá nhanh (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 của tỉnh Bình Dương đạt hơn 408.8 nghìn tỷ đồng, tăng 2.62% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng tích cực nhất trong tứ giác kinh tế phía Nam. GRDP bình quân đầu người năm 2021 tỉnh Bình Dương đạt 152.2 triệu đồng. Tỉnh xếp thứ 5 trong danh sach các tỉnh, thành giàu nhất Việt Nam năm 2021.
Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp – dịch vụ tiếp tục là các ngành chủ đạo, chiếm 89.23% tỷ trọng; nông nghiệp chiếm 3.1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7.67%.
6. TP. Hồ Chí Minh
Mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của dịch Covid-19, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì được vai trò là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước đạt xấp xỉ 1,299 nghìn tỷ đồng, giảm 6.78% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất trong lịch sử. Trong đó, tất cả các thành phần GRDP của TP. Hồ Chí Minh đều giảm.
Một góc TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
Để phục hồi kinh tế sau đại dịch, TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn liền với các chương trình phát triển đô thị, cải thiện môi trường sống đô thị, phát triển hạ tầng giao thông, kết nối phát triển vùng… Trong đó, một trong những mục tiêu và nhiệm vụ chính của thành phố tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng cạnh tranh, tăng tỉ trọng các sản phẩm hàng hóa – dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao, bao gồm các ngành:
(1) Các nhóm công nghiệp chủ lực, trong đó tập trung hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu;
(2) Ngành xây dựng, bao gồm hạ tầng giao thông, triển khai các chương trình nhà ở…
(3) Kinh doanh bất động sản;
(4) Ngành du lịch (lưu trú, lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ có liên quan);
(5) Thương mại (nội địa và xuất – nhập khẩu);
(6) Lĩnh vực tài chính-ngân hàng-bảo hiểm…
7. Hà Nội
Quy mô GRDP năm 2021 theo giá hiện hành của thành phố Hà Nội đạt 1,067 nghìn tỷ đồng, chiếm 65.4% quy mô GRDP vùng đồng bằng sông Hồng và 17.7% giá trị tổng sản phẩm GDP bình quân của cả nước. Tuy nhiên, mức tăng trưởng GRDP của thành phố ước đạt 2.92%, thấp hơn mức tăng trưởng năm 2020 (4.18%). Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra khiến hoạt động kinh tế của nhiều tỉnh, thành trên cả nước bị ngưng trệ.
Thành phố Hà Nội (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
Xem thêm : Phân tích ưu nhược điểm của sửa rửa mặt E100
Trong cơ cấu GRDP năm 2021 của thành phố Hà Nội, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 2.27%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23.99%; khu vực dịch vụ chiếm 62,74%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,0%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 ước tính tăng 3.46% so với năm 2020, đóng góp 0.07 điểm % vào mức tăng GRDP của thành phố. Đồng thời đây cũng là khu vực có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và là mức tăng khá trong nhiều năm gần đây.
8. Đồng Nai
Đồng Nai là tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước, đồng thời là một phần của tam giác phát triển giàu có Tp. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai.
Đồng Nai là một phần của tam giác phát triển Tp. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021 ước đạt 214.4 nghìn tỷ đồng, tăng 2.15% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.01%; Công nghiệp-xây dựng tăng 3.21%; Dịch vụ giảm 1.6% và Thuế sản phẩm tăng 4.11%. GRDP bình quân đầu người năm 2021 dự ước đạt 118.45 triệu đồng/người, tăng 2.39% so năm trước.
Trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh Đồng Nai năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10.56%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 59.94%; khu vực dịch vụ chiếm 21.55%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7.94%.
9. Vĩnh Phúc
Năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh, nhưng kinh tế Vĩnh Phúc vẫn đạt được nhiều thành tích nổi bật. Quy mô GRDP năm 2021 ước đạt 136.1 nghìn tỷ đồng, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114.2 triệu đồng/người, đứng thứ 9 trong danh sách 10 tỉnh giàu nhất Việt Nam năm 2021.
GRDP bình quân đầu người tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021 cao thứ 9 trên cả nước (Ảnh: Sen Vàng tổng hợp)
Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Năm 2021, ước tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 63.74%, ngành dịch vụ chiếm 28,43%, ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 7.83% (so với tỷ trọng tương ứng năm 2020 lần lượt là 61.32% – 30.45% – 8.23%).
Đặc biệt, năm 2021, môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc tiếp tục được cải thiện khi thu hút được trên 1,025 tỷ USD vốn FDI, tăng 51.29% so với cùng kỳ năm 2020, thu hút được 21.8 nghìn tỷ đồng vốn DDI, tăng 143.07% so với năm 2020.
10. Thái Nguyên
Thái Nguyên nằm trong vùng Thủ đô Hà Nội, là một trong những tỉnh trung tâm vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có nhiều thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước thích hợp trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng…
Thái Nguyên lọt top 10 tỉnh có GRDP bình quân đầu người cao nhất năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên đạt 6.56%, cao gấp 2 lần bình quân chung của toàn quốc. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế vẫn đạt 95.1 triệu đồng/người, cao hơn bình quân chung cả nước (64.5 triệu đồng/người/năm). Thái Nguyên cũng nằm trong Top 10 địa phương có thu nhập bình quân lao động trong doanh nghiệp cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố, đạt 9.4 triệu đồng/người/tháng.
Trên đây là danh sách Top 10 tỉnh, thành giàu nhất Việt Nam dựa trên số liệu GRDP bình quân đầu người năm 2021. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều dữ liệu trước khi quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản. Ngoài ra, để xem thêm nhiều thông tin hơn về thị trường của từng tỉnh, thành trên cả nước, nhà đầu tư có thể truy cập trang web Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata.
Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata cung cấp kho dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản Việt Nam với các báo cáo nghiên cứu thị trường được cập nhật, phân tích chuyên sâu nhất về thị trường bất động sản.
Tổng hợp: Phương Hà
Thông tin liên hệ
Website: https://senvangdata.com/
Hotline: 0948.48.48.59
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp