Tiếp nối vị trí thứ 2 và thứ 3 trong danh sách Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm nay lần lượt là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Đồng thời, theo sau vị trí dẫn đầu của Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm nay là Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động.
Bạn đang xem: Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2023
Theo ông Vũ Đăng Vinh – Tổng Giám đốc Vietnam Report – đơn vị thực hiện và công bố Bảng xếp hạng, kết quả thống kê từ bảng xếp hạng VNR500 năm 2023 cho thấy tổng doanh thu của cả ba lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản đều có sự gia tăng so với năm 2022.
Xem thêm : 10 cách tẩy tế bào chết bằng sữa tươi hiệu quả cho mặt và body
Trong đó, ngành công nghiệp – xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của ngành kinh tế và hoạt động nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản vẫn giữ được đà cải thiện đáng kể so với năm trước.
Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn các nhóm ngành chính trong bảng xếp hạng có sự tăng trưởng trở lại về doanh thu so với bảng xếp hạng năm trước ngoại trừ nhóm ngành xây dựng, thép và cơ khí.
Cùng thời điểm này năm ngoái có thể nói là giai đoạn khủng hoảng của doanh nghiệp xây dựng, thép khi bất động sản “đóng băng”, nhu cầu xây dựng giảm mạnh, nhu cầu tiêu thụ thép chậm ở cả trong nước và thế giới khiến cho các doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng nặng nề dẫn kết quả năm 2022 giảm sút.
Ngược lại, ngành khoáng sản, xăng dầu lại có một năm bội thu, tăng trưởng hơn 42% so với kết quả thống kê từ bảng xếp hạng năm 2022, vươn lên vị trí ngành có tổng doanh thu lớn nhất bảng xếp hạng trong khi đó vị trí này năm ngoái thuộc về ngành tài chính.
Xem thêm : Luật quốc gia là gì? So sánh giữa luật quốc gia và luật quốc tế?
Xét về các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VNR500 2023, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) bình quân và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng trở lại, lần lượt tăng 0,2% và 4,1% so với năm trước xét trên tổng thể toàn bảng xếp hạng.
Khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) ghi nhận hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu tốt so với hai khu vực còn lại, tăng lần lượt 2,2% và 16,8%. Ngược lại, khu vực tư nhân lại ghi nhận ROA bình quân và ROE bình quân sụt giảm so với năm trước, lần lượt giảm 0,5% và 2,9%.
Trái ngược với ROA, ROE, tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) bình quân ghi nhận mức giảm 0,4% xét trên tổng thể, trong đó khu vực nhà nước và tư nhân có chung xu hướng giảm 0,5%, khu vực FDI ghi nhận tăng 0,5% so với năm trước.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp