Theo khảo sát từ những người học ngôn ngữ trên thế giới thì tiếng Trung chính là ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới.
- Cách làm tan đờm trong cổ họng cho bé chỉ sau 3 ngày
- Di chúc thế nào thì được coi là hợp pháp?
- 5 cách tẩy quần áo màu bị lem màu khác đảm bảo hiệu quả
- 5 bước đăng ký CCCD gắn chip qua Zalo, sau bao lâu thì được trả thẻ?
- [TƯ VẤN] Kem chống nắng Anessa là vật lý hay hóa học? Nên mua kem chống nắng Anessa nào?
Vấn đề 1: Cách phát âm
Vấn đề nan giải vì bạn không có môi trường thuận lợi để tiếp xúc với nó hàng ngày. Càng không may mắn, khi bạn chưa gặp được giáo viên chỉ dạy tận tình cách phát âm, ngữ âm chuẩn từng từ, từng câu, ngữ điệu, thanh điệu ra sao.
Tiếng Trung chỉ có bốn thanh điệu được đánh dấu từ một đến bốn và một thanh nhẹ. Nhưng các thanh điệu này phát âm hoàn toàn khác nhau và rất khó phát âm chuẩn bởi nó có cao độ không giống nhau và quy tắc thay đổi phức tạp. Đặc biệt là chúng ta rất hay dễ bị nhầm một số âm tiết vì chúng có cách phát âm tương đối giống nhau ( như z, c, s, zh, ch, sh hay j, q, x,…).
Vấn đề 2: Chữ Hán
Tiếng Trung là một ngôn ngữ khó học. Vì chữ hán là hệ thống chữ tượng hình, không giống như hệ thống chữ cái latinh của tiếng Việt, cho nên để nhớ và viết được chữ hán là điều không dễ dàng.
Để học được chữ hán, khi mới học bạn cần phải thuộc các bộ thủ quan trọng và phổ biến, học thuộc quy tắc viết các nét, các quy tắc bút thuận. Tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ và có hơn 80.000 kí tự, nghe đã thấy sợ chưa. Để nhớ được, chắc bạn phải cần đến bộ não của giáo sư.
Vấn đề 3: Từ vựng
Từ vựng luôn là nỗi sợ hãi của người học ngôn ngữ. Bạn không thể nhớ nổi số lượng từ vựng lớn đến hàng trăm nghìn từ như vậy. Học trước quên sau.
Tiếng Trung lại là ngôn ngữ có nhiều từ đồng âm (cái này là do lịch sử gây nên) dẫn đến khó khăn cho người học trong việc ghi nhớ. Để học từ vựng hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bạn cần có chiến thuật và sự liên kết các từ với nhau.
Vấn đề 4: Ngữ pháp
Xem thêm : 14 công dụng của rau mồng tơi
Các quy tắc, cấu trúc rườm rà, khó nhớ làm bạn phát điên mỗi khi phải viết, dịch, đọc hiểu. Có lúc bạn sẽ tự hỏi “Tại sao câu tiếng Trung này viết lộn ngược với tiếng Việt vậy?” Bạn không thể tự lý giải và mong muốn có người chỉ dẫn giải thích.
Ví dụ: “你叫什么名字”( nǐ jiào shénme míngzì) nghĩa là “Bạn gọi tên gì? “ Nếu dịch theo mặt chữ là “ Bạn gọi cái gì tên?” Đa số các bạn mới học đều không biết tại sao nói như vậy. Đó là vì kết cấu ngữ pháp của từ “什么” ( động từ + 什么 + danh từ). Đây chỉ là một ví dụ đơn giản nhất mà đã đủ làm khó người mới học rồi.
Tiếng Trung lại có nhiều thành ngữ, tục ngữ phức tạp. Một câu tục ngữ, thành ngữ tiếng Trung thường được ghép từ 4 từ và chúng luôn mang nghĩa ám chỉ.
Nhiều khi tục ngữ, thành ngữ Việt (nơi cha sinh mẹ đẻ), mà chúng ta còn không thể hiểu hết được, huống chi là của đất nước khác. Giống như ngữ pháp tiếng Việt, trật tự ngữ pháp khác nhau thì ý nghĩa diễn đạt hoàn toàn khác nhau, Tiếng Trung cũng vậy.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp