Trong Đông y, lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm với công dụng tiêu thũng, giải độc. Lá non và búp ổi non là vị thuốc được sử dụng lâu đời trong dân gian với công dụng chữa được nhiều bệnh.
- Ăn táo đỏ khô có tác dụng gì?
- Những từ viết tắt khi nhắn tin
- Cháo bao nhiêu calo? Hướng dẫn cách giảm cân bằng cháo hiệu quả
- Nam 1993 kết hợp tốt nhất với tuổi nào? Cùng khám phá những bí mật về sự hòa hợp của Nam 1993 với các tuổi khác nhau để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc và làm ăn thịnh vượng.
- Thoa toner có cần rửa mặt lại không?
1. Trà lá ổi thúc đẩy giảm cân
Nguyên nhân gây tăng cân phổ biến là vì gan xử lý đường, chuyển hóa thành chất béo trước khi chuyển vào máu. Gan là cơ quan chính điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid và glucose, từ đó kiểm soát cân bằng năng lượng và trọng lượng cơ thể. Chất béo dư thừa trong chế độ ăn uống được vận chuyển tới gan, sau đó được gan chuyển thành triglyceride và tích lũy trong các mô mỡ của cơ thể.
Bạn đang xem: Công dụng của trà lá ổi
Quercetin – flavonoid được tìm thấy trong lá ổi có khả năng làm giảm sự phát triển của các tế bào mỡ bằng cách ngăn chặn carbohydrate phức tạp chuyển hóa thành đường. Vì thế, trà lá ổi có thể làm giảm lượng đường và calo mà cơ thể hấp thụ, hỗ trợ quá trình giảm cân.
Ngoài ra, nghiên cứu mới nhất đã chứng minh chiết xuất từ lá ổi có khả năng cải thiện quá trình kháng insulin ở gan, giảm nguy cơ hình thành gan nhiễm mỡ, dẫn đến tình trạng tăng cân của cơ thể.
2. Trà lá ổi tốt cho sức khỏe tim mạch
Xem thêm : MSB Là Ngân Hàng Gì? Ngân Hàng MSB Có Uy Tín Không?
Lá ổi chứa β-sitosterol, triterpenoids, một số dầu dễ bay hơi tự nhiên và các hoạt chất có gốc axit. Những thành phần tự nhiên này có thể tăng độ đàn hồi của mạch máu, giúp hạ huyết áp, loại bỏ cholesterol xấu (LDL-cholesterol) và tăng các cholesterol tốt (HDL-cholesterol).
Một nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất từ lá ổi có thể giúp giảm huyết áp và cholesterol xấu – nguyên nhân gây béo phì và làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch và đột quỵ.
3. Trà lá ổi hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường
Nhật Bản đã phê duyệt trà lá ổi là một trong những liệu pháp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường. Các hợp chất trong lá ổi giúp điều chỉnh lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách ức chế sự hấp thụ của hai loại đường – sucrose và maltose.
Xem thêm : #1 Xông hơi mặt bằng lá ngải cứu giúp trị mụn, trắng da
Trà lá ổi ức chế một số enzyme tham gia chuyển đổi carbohydrate trong đường tiêu hóa thành glucose, từ đó làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu.
4. Cách pha trà lá ổi giữ lại dược chất nhiều nhất
Trà lá ổi là cách chế biến nhanh chóng và hiệu quả để tận hưởng công dụng hữu ích từ lá ổi. Bạn có thể sử dụng lá ổi tươi hoặc khô với liều lượng tùy theo từng loại.
- Đối với lá ổi khô, cần dùng 2,5 – 5 gram lá khô, hãm cùng khoảng 250 ml nước đun sôi trong khoảng 10 phút.
- Đối với lá ổi tươi, cần dùng 5 – 10 lá tươi. Rửa sạch lá tươi trước khi chế biến. Đun sôi khoảng 500 ml nước trên bếp, sau đó thêm lá ổi, đậy kín và hãm với lửa liu riu trong khoảng 10 – 12 phút.
Lưu ý, trà lá ổi có vị hơi chát và đắng. Vì thế, chỉ nên uống 1 – 2 ly mỗi ngày và uống sau bữa ăn. Không nên uống trà lá ổi cả ngày vì có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, loại trà này có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp