Để giúp người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nắm rõ thông tin khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, ACC Group giới thiệu các tra cứu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên đang được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) áp dụng hiện nay.
1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế
1.1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế
Theo Điều 1.1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì bảo hiểm y tế được định nghĩa là “hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Nói cách khác, bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Bạn đang xem: Hướng dẫn Tra cứu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên [2023]
1.2. Định nghĩa về thẻ bảo hiểm y tế
Theo Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì “thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này”. Về nguyên tắc, mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế có các nội dung cụ thể như sau:
- Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
- Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
- Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
- Thời gian tham gia bảo hiểm y tế
- Ảnh thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế
Như vậy, tra cứu lịch sử bảo hiểm ý tế được đề cập được hiểu là việc người tham gia bảo hiểm y tế có nhu cầu tra cứu thông tin, lịch sử khám chữa bệnh của bản thân tại các cơ sở khám bệnh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hay nói cách khác, tra cứu lịch sử bảo hiểm y tế có cách gọi khác là tra cứu thông tin khám chữa bệnh
Có những cách nào để tra cứu bảo hiểm y tế? Mời bạn đọc theo dõi bài viết Tra cứu bảo hiểm y tế
2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết về nhóm 06 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bao gồm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
3. Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên
3.1. Tra cứu mã số bảo hiểm y tế
Bước 1: Học sinh, sinh viên truy cập vào địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Bước 2: Điền vào 2 mục có dấu sao màu đỏ ( Họ- tên và tỉnh/TP) và một trong những mục còn lại (số CMND/CCCD hoặc ngày tháng năm sinh hoặc năm sinh hoặc…)
Lưu ý: ở mục tỉnh/TP các bạn nên thử cả địa chỉ trong hộ khẩu và địa chí tạm trú nếu như không kiếm ra mã số thẻ của mình.
Bước 3: Đánh vào ô reCaptcha sau đó bấm Tra Cứu. Các bạn lưu ý kiểm tra đúng thông tin ngày tháng năm sinh địa chỉ và số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của mình.
3.2. Tra cứu tình trạng thẻ
3.2.1. Tra cứu tình trạng thẻ trên trang bảo hiểm xã hội
Bước 1: Truy cập đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the-bhyt.aspx
Bước 2: Điền đầy đủ 3 mục có dấu sao màu đỏ.
Xem thêm : Sữa Ensure cho trẻ em uống được không? Nên dùng loại nào?
Bước 3: Bấm reCaptcha và bấm Tra cứu.
Lưu ý: Các bạn nên kiểm tra kỹ thông tin cá nhân của mình. ở phần cuối trang sẽ hiển thị những quyền lợi BHYT mà các bạn được hưởng.
3.2.2. Tra cứu tình trạng thẻ trên ứng dụng Bảo hiểm xã hội số VssID
Theo Công văn 3717/BHXH-CNTT ngày 25/11/2020, Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của BHXH Việt Nam với mục tiêu mang đến cho người tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT kênh tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Để tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng ứng dụng VssID, người dùng thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Mở kho ứng dụng (trên Appstore hoặc CHplay), tìm và cài đặt VssID.
Bước 2: Sau khi cài đặt thành công, người dùng mở ứng dụng và đồng ý với các điều khoản sử dụng. Nhập mã số BHXH và mật khẩu để đăng nhập ứng dụng.
- Trường hợp chưa có tài khoản, người dùng cần điền các thông tin trong Tờ khai đăng ký sử dụng, điều chỉnh thông tin và ngừng sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
- Sau khi hoàn thành đăng ký tờ khai, người đăng ký in, ký, ghi rõ họ tên và nộp tờ khai cho cơ quan BHXH nơi đã đăng ký (có thể lựa chọn cơ quan BHXH nơi gần nhất để đăng ký và nộp tờ khai).
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, để tra cứu thẻ BHYT, người dùng thực hiện như sau:
- Chọn quản lý cá nhân.
- Chọn Thẻ BHYT, màn hình sẽ hiển thị các thông tin như hình bên dưới.
- Nhấn vào “Xem thẻ Bảo hiểm y tế”, có thể lựa chọn xoay để xoay thẻ BHYT để dễ quan sát.
Bên cạnh đó, ứng dụng VissID còn cung cấp chức năng Sổ khám chữa bệnh hiển thị toàn bộ thông tin khám chữa bệnh BHYT của người sử dụng theo từng năm.
Trên đây là toàn bộ bài hướng dẫn về cách tra cứu lịch sử bảo hiểm y tế dành cho học sinh, sinh viên mới nhất năm 2022. Trong trường hợp bạn đọc còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào liên quan đến bảo hiểm y tế hoặc các vấn đề pháp lý khác, đừng ngần ngại và hãy liên hệ với ACCGroup ngay để được giải đáp!Việc chi trả và thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội được người lao động và người sử dụng lao động dành nhiều sự quan tâm. Vì vậy sau đây Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc bài viết : “Dịch vụ bảo hiểm xã hội”
4. Câu hỏi thường gặp
Tại sao phải tra cứu Bảo hiểm y tế?
Tra cứu bảo hiểm y tế là cách nhanh nhất để biết được các thông tin về quá trình tham gia BHYT, thẻ và mã số thẻ BHYT cũng các quyền lợi về bảo hiểm y tế mà người tham gia có thể được hưởng. Bên cạnh đó, thay vì phải đến các trạm, điểm đại lý, thu BHYT để được hỗ trợ người tham gia có thể tra cứu thông tin về BHYT của cá nhân thông qua nhiều cách khác nhau.
Những cách nào tra cứu Bảo hiểm y tế?
Xem thêm : GNI là gì? GNI khác gì so với GDP?
Hiện tại theo thống kê và tìm hiểu từ eBH có 4 cách tra cứu BHYT được sử dụng phổ biến nhất với các tiêu chí là đảm bảo các yếu tố nhanh chóng – chính xác và thuận tiện đối với người tra cứu. 4 cách tra bhyt đó là:
Tra cứu căn cứ theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế định danh của cá nhân;
Tra cứu qua chức năng “Tra cứu trực tuyến” của cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam;
Tra cứu thông tin trên ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số;
Tra BHYT bằng cách soạn tin nhắn theo cú pháp gửi 8079;
Tra cứu mã số thẻ bảo hiểm y tế?
Hiện nay người tham gia BHYT đang sử dụng song song 2 loại thẻ BHYT là thẻ BHYT mới được ban hành từ ngày 1/4/2021 và thẻ BHYT theo quy định cũ. Người tham gia BHYT có thể căn cứ vào thẻ BHYT được cấp để tra cứu các thông tin BHYT của mình về mã BHYT, mức hưởng, giá trị sử dụng của thẻ.
Tra cứu mã thẻ BHYT căn cứ vào thông tin mã thẻ BHYT in tại mặt trước của thẻ:
Đối với thẻ BHYT mới: Mã thẻ BHYT mới gồm 10 ký tự là mã số BHXH được in trên mặt trước của thẻ.
Đối với thẻ BHYT cũ: Mã thẻ BHYT là mã gồm 10 ký tự cuối trong dãy mã số thẻ BHXH.
Tra cứu mức hưởng bảo hiểm y tế?
Để tra cứu mức hưởng BHYT người tham gia sẽ căn cứ vào thông tin của ký tự số được in tại mặt trước của thẻ BHYT.
Đối với thẻ BHYT mới: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự theo số thứ tự từ 1 đến 5 là ký hiệu mức hưởng của người tham gia BHYT.
Đối với thẻ BHYT cũ: mã mức hưởng BHYT được in 01 ký tự, thể hiện ở ký tự thứ 3 (thuộc ô thứ 2) trong dãy mã số được ký hiệu bằng số từ 1 đến 5 là mức hưởng BHYT.
✅ Hướng dẫn: ⭕ Tra cứu BHYT học sinh ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp