Sau khi đọc hai bài viết “Thế ‘cửa dưới’ của người đi thuê nhà” và “Tôi không đòi tiền bồi thường khi người thuê trả nhà trước hạn” cùng các nhận xét có liên quan của độc giả, quan điểm của tôi về việc này có chút khác biệt như sau:
- Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – Tác giả và tác phẩm (mới 2023) – Môn Ngữ văn lớp 9
- Pháp luật có cấm dùng súng ná cao su bắn chim không?
- Đầu số 059 mạng gì? Khám phá ngay ý nghĩa may mắn của những con số bí ẩn này
- Cho vay tiền với lãi suất cao hơn lãi suất quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?
Ở đây, tôi xin đặt giả thiết một người có căn nhà phố cho thuê làm văn phòng công ty, việc đầu tiên sẽ là tìm kiếm khách hàng. Đối với các thành phố lớn như TP HCM hoặc Hà Nội, nhu cầu thuê nhiều, nguồn cung nhà cũng lớn, sẽ thuận tiện (tiết kiệm chi phí và thời gian) cho cả hai bên nếu gặp được nhau không qua bất kỳ khâu trung gian nào. Tuy nhiên, gần như không phải lúc nào khách đi thuê và người cho thuê nhà cũng trực tiếp tìm được nhau. Chính vì vậy, các dịch vụ môi giới (hay còn gọi là “cò”) cho thuê nhà đất, bất động sản nhằm kết nối thông tin giữa hai bên đi thuê và cho thuê rất phát triển tại các đô thị lớn.
Bạn đang xem: ‘Giữ lại tiền cọc khi trả nhà trước hạn là hợp lý hợp tình’
Xem thêm : Review best #9 quán trà sữa Vũng Tàu đẹp – độc – trà sữa ngon
Với trường hợp người có nhà phải thông qua “cò” mới ký được hợp đồng cho thuê thì đương nhiên, họ phải trả cho dịch vụ này một khoản phí ngay lúc hợp đồng được ký kết thành công (trung bình khoảng một tháng tiền nhà cho hợp đồng thuê kéo dài hai năm). Như vậy, thông thường với khoản đặt cọc hai tháng tiền nhà (người đi thuê cũng không muốn cọc nhiều vì họ sẽ bị giam vốn) làm đảm bảo cho việc thuê nhà trong thời hạn như trên. Nếu vì lý do nào đó mà hợp đồng phải kết thúc trước thời hạn, khi bàn giao lại nhà, chiếu theo quy định của hợp đồng thì bên đi thuê nhà sẽ đương nhiên bị mất cọc. Như vậy, sau khi trừ đi một tháng tiền phí dịch vụ môi giới nêu trên, chủ nhà chỉ còn đang giữ một tháng tiền cọc của khách.
Về lý, đương nhiên khách thuê nhà sẽ không nhận lại được khoản tiền này do họ kết thúc hợp đồng trước hạn. Nếu chủ nhà giữ lại khoản tiền này thì không thể nào nói chủ nhà “tham” hoặc người thuê nhà ở “cửa dưới” vì việc này là thực hiện theo đúng quy định trong hợp đồng. Nếu gặp khách trả nhà mà không thanh toán hết các khoản điện, nước, internet… hoặc làm hư hỏng các trang thiết bị trong nhà nhưng không chịu khắc phục thì một tháng tiền cọc còn lại có khi không đủ bù đắp các chi phí này.
Về tình, việc hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền cọc (một tháng) lại cho khách thuê phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của chủ nhà và cả thiện chí của khách trong thời gian thực hiện hợp đồng. Người cho thuê nhà, không phải chỉ đơn giản mỗi tháng đến ngày là thu tiền bỏ vào túi. Việc cho thuê nhà cũng là một công việc kinh doanh, vì vậy chủ nhà cũng phải ít nhiều bỏ ra các chi phí, bắt đầu từ quá trình: tìm khách cho thuê, cho thuê và kết thúc thanh lý hợp đồng.
Xem thêm : Bảng size quần nam & Cách chọn size quần nam chuẩn nhất 2022
Mọi người cần có cái nhìn đúng, đầy đủ và khách quan đối với vấn đề này. Để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan, trước khi đặt bút ký kết hợp đồng cần trao đổi và đàm phán thật kỹ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Nguyễn Cao Đức
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp