Sẹo lồi là nỗi ám ảnh của mọi người mỗi khi bị vết thương hở, mỗi vết sẹo không chỉ là một là vết thương vật lý đơn thuần mà còn là sự ngại ngần, sự thiếu tự tin trong tâm trí. Khi bị thương, tùy vào mức độ nghiêm trọng của nó mà chúng ta có những biện pháp can thiệp để giảm thiểu vết sẹo khác nhau. Ở bài viết này, trước mắt chúng tôi đề cập đến vấn đề đầu tiên mà hết sức quan trong là: cần ăn gì để không bị sẹo lồi mỗi khi bị vết thương hở các bạn nhé!
- Lá mít có giải rượu như lời đồn trong dân gian?
- Bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không? Lợi ích bất ngờ dành cho mẹ
- Những trường Đại học đào tạo Công nghệ thông tin chất lượng hiện nay
- Quyền sử dụng đất có được trích khấu hao
- Các trường hợp và quy trình áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
I. Sẹo lồi là gì?
Khi bạn có những tổn thương trên da như chấn thương, phẫu thuật, mụn chứng cá hoặc xỏ lỗ đều có thể là nguyên nhân gây ra sẹo lồi. Sẹo lồi là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Bên cạnh sẹo lồi là sẹo bình thường và sẹo không bình thường khác như: sẹo lõm, sẹo phì đại, dấu hiệu có kéo, nhiều nhân sơ.
Bản thân sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Chúng thường hình thành ở những vị trí vận động nhiều như: vai, ngực, đầu gối, cánh tay…
II. Đặc điểm của sẹo lồi
Sẹo lồi có đặc điểm là thường xuất hiện sau khi bị thương vài tháng, những vết sẹo này thường sẽ có vỏ bọc, bề mặt nhẵn nhụi và có màu sắc trong khoảng đỏ đến nâu. Thông thường sẹo lồi sẽ không đau, tuy nhiên có những vết sẹo gây ra cảm giác ngứa ngáy, căng tức và đôi khi là đau khi chạm vào. Đây là tình trạng phức tạp báo hiệu sẹo có khả năng lồi ra to hơn. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu này, hãy kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được tư vấn cách giúp sẹo không tiến triển nặng thêm.
Tổn thương do sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc. Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì.
Các biện pháp can thiệp hạn chế sẹo lồi hiện nay
Để hạn chế sẹo lồi thực ra có rất nhiều cách khác nhau, ở bài viết này chúng tôi sẽ nói chi tiết đến yếu tố đầu tiên cần chú ý là cách ăn uống sao cho đúng. Các nội dung khác như trị sẹo bằng thuốc, laser …
Xem thêm : Giải đáp: Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?
Cách sử dụng thực phẩm sao cho đúng, chúng tôi đã chia thành 2 nhóm là thực phẩm cần thiết và thực phẩm cần tránh như sau:
III. Những thực phẩm cần thiết để tránh sẹo lồi
Thực phẩm chứa Sắt để sản xuất huyết sắc tố
Nguyên tố sắt rất cần thiết cho quá trình lành sẹo, thúc đẩy việc hình thành vùng da mới che kín vết thương. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm như: Thịt lợn, đậu phụ, các loại hạt thuộc họ đậu...
Thực phẩm chứa vitamin C tăng cường sản xuất collagen
Quá trình sản xuất collagen xảy ra nhanh hơn khi cơ thể bạn có đủ lượng vitamin C cho tế bào. Khi đó, vết thương của bạn cũng sẽ bình phục nhanh hơn, da sáng màu hơn và hạn chế tối đa việc hình thành sẹo lồi, sẹo thâm. Những thực phẩm tươi mát giàu vitamin C là một lựa chọn tối ưu cho những ngày trị sẹo, chẳng hạn: Cam, bưởi, ổi, kiwi,… Những loại rau xanh giàu vitamin C như: Bông cải xanh, rau ngót, rau chân vịt,…
Thực phẩm chứa Kẽm cho sự phát triển và chỉnh sửa mô
Những thực phẩm giàu kẽm như: hàu, sò, gan lợn, sữa, hoặc các loại hạt có nhiều dầu (đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân,…) rất tốt cho quá trình lành vết thương.
Thực phẩm chứa Vitamin E
Đây là chất chống oxy hóa trong cơ thể, có tác dụng tốt cho sự ngăn ngừa sẹo lồi và hình thành vết thâm do sẹo để lại. Những loại thức ăn hàng ngày nguồn cung cấp vitamin E dồi dào như: quả bơ, hạt hướng dương, bông cải xanh, quả đu đủ,…
IV. Những loại thực phẩm cần tránh ăn để ngăn ngừa sẹo lồi
Bên cạnh những thực phẩm rất tốt cho bạn, ngăn ngừa hình thành sẹo và làm lành vết thương một cách tự nhiên thì bạn cũng cần chú ý đến những thực phẩm được xem là gây sẹo lồi, tạo mủ và vết thương lâu lành hơn. Dưới đây chúng tôi sẽ nói chi tiết những thực phẩm nên tránh hoặc hạn chế tùy theo cơ địa của mỗi người.
1. Rau muống
Đây là loại thực phẩm xếp hàng đầu mà bạn tuyệt đối không được ăn khi bị vết thương hở. Rau muống có khả năng kích thích sự tăng sinh collagen. Vì vậy mà quá trình diễn ra nhanh tới mức đẩy da thừa lên tạo thành sẹo lồi.
2. Thịt bò
Xem thêm : Tổng hợp 100+ cách đặt tên con gái sinh năm 2023 ý nghĩa, hợp phong thủy và hay nhất
Thịt bò là món ăn có chưa sắt tốt cho máu, tuy nhiên bạn không nên ăn chúng vì có nguy cơ làm cho vết thương tối màu. Việc kiêng thịt bò có thể chỉ cần thực hiện trong 1 thời gian ngắn ở giai đoạn tạo da non mà.
3. Thịt gà
Thịt gà hạn chế khả năng liền sẹo, đồng thời tác động đến các tế bào da mới tạo thành sẹo. Ăn thịt gà làm cho vết thương lâu lành, dễ viêm nhiễm và để lại sẹo xấu khó lành.
4. Đồ nếp
Đồ nếp có đặc tính nóng dễ khiến da bị mưng mủ, viêm nhiễm và tạo sẹo lồi xấu. Trong quá trình phục hồi, tốt nhất bạn không nên ăn những món có thành phần từ gạo nếp.
5. Hải sản
Hải sản là loại thực phẩm ngon và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu cơ địa của bạn dị ứng với hải sản thì bạn nên kiêng nhé vì có thể khiến vết thương của bạn bị ngứa ngáy gây khó chịu dễ dẫn đến hành động gãi. Vì thế, vết thương sẽ lâu lành và dễ để lại sẹo.
Nếu bạn là người thích ăn hải sản và tiểu sử chưa từng thấy hiện tượng gây ngứa, có khả năng không gãi vào vết thương khi ngữa thì nhóm thực phẩm này vẫn có thể sử dụng ở một mức cho phép.
6. Lòng trắng trứng gà
Cũng tương tự rau muống, trứng gà kích thích quá trình sản sinh collagen quá mức gây hình thành sẹo lồi. Vì vậy đây là thực phẩm bạn nên loại khỏi thực đơn khi đang có vết thương.
Theo thông tin từ Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh thì bạn chỉ cần kiêng ăn những loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng, nghĩa là sau khi ăn bạn bị ngứa ngáy, nổi mề đay, khó thở thậm chí là hen suyễn,…Những thực phẩm mà bạn bị dị ứng không chỉ làm bạn khó chịu mà vết thương của bạn cũng bị ảnh hưởng xấu, gây chậm liền vết thương và dễ tạo sẹo hơn.
Trên đây là những thông tin về thực phẩm nên ăn và không nên ăn để tránh sẹo lồi. Rất hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc da và hỗ trợ làm lành các vết thương. Chúc cho mọi vết thương đều mau lành và không để lại vết sẹo trên cơ thể. Cuối cùng một like hoặc share nếu bạn thấy bài viết của chúng tối là hữu ích nhé !
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp