Giải đáp: Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

Nội dung

I. Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

II. Lợi ích và cách bổ sung sữa đậu nành cho bà bầu

III. Lời kết

Sữa đậu nành là nguồn sữa thực vật bổ sung dinh dưỡng rất phổ biến ở Việt Nam từ nhiều đời nay. Bởi nó không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, dễ làm, thơm ngon, dễ uống, còn rất tiết kiệm về mặt chi phí so với sữa từ động vật như sữa bò, sữa trâu, sữa dê…

Mặc dù được nhiều người yêu thích, nhưng vì có những thông tin chưa chính thức truyền tại nhau rằng, uống sữa đậu nành không tốt cho nam giới, không tốt cho việc sinh con trai, dễ dẫn đến vô sinh và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của thai nhi… Vì những lẽ đó, rất nhiều người đã dần “ngó lơ” loại sữa thực vật này và nhiều gia đình còn không cho bà bầu uống vì lo sợ sự ảnh hưởng chẳng lành đến thai.

Vậy sự thật, bà bầu uống sữa đậu nành có được không?

Đứng trên góc nhìn của những chuyên gia trong ngành và các báo cáo từ nhiều công trình nghiên cứu khoa học mà chúng tôi được biết, chưa có một chứng minh nào khẳng định được rằng, sữa đậu nành không tốt đối với bà bầu. Mà hoàn toàn ngược lại, sữa đậu nành là một nguồn bổ sung dinh dưỡng giá trị cao cho phụ nữ mang thai, nên mọi người có thể an tâm sử dụng.

Cụ thể, theo nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp năm 2021 cho biết, không hề có bất cứ dầu hiệu nào cho thấy isoflavone có trong đậu nành nói chung và sữa đậu nành nói riêng được hấp thụ qua nhau thai người. Như vậy có thể kết luận, chất isoflavones có trong sữa đậu nành không gây hại cho mẹ bầu cũng như thai nhi.

Cùng với đó, trên trang tin dinh dưỡng Academy of Nutrition and Dietetics của Mỹ, chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger đã nhận định: “Sữa cũng như các sản phẩm từ đậu nành không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ”.

Với những thông tin đã được chia sẻ, bà bầu không những uống được sữa đậu nành, nếu biết cách bổ sung còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu và cả thai nhi.

1. Lợi ích của sữa đậu nành đối với bà bầu

Trong 100ml sữa đậu nành cung cấp đến 58,3kcal năng lượng; 3,6g protein; 2g carbonhydrat; 1,61g chất béo bão hòa; 0,8g chất xơ thực vật cùng rất nhiều thành phần dinh dưỡng giá trị khác như Omega-3, vitamin A, C, E, D, K, các vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm, magie, natri, mangan… Đặc biệt, loại sữa này còn chứa hợp chất nguồn thực vật quý giá như isoflavone – chất chống oxy hóa, saponins – chất giảm cholesterol hiệu quả.

So với sữa bò, sữa đậu nành có nguồn gốc thực vật nên không chứa thành phần lactose và casein, nên rất phù hợp với người ăn chay mà có thể trở thành giải pháp thay thế cho những mẹ bầu bị dị ứng một trong hai thành phần thường thấy trong sữa bò này.

Mặt khác, sữa đậu nành chứa hàm lượng protein tương đương sữa bò nên đủ đáp ứng nhu cầu duy trì năng lượng cho cơ thể, để mẹ không cảm thấy mệt mỏi, chán ăn… trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tăng cường thị lực cho cả mẹ và thai nhi với thành phần vitamin A, bảo vệ sức khỏe tim mạch, duy trì làn da mịn đẹp nhờ các thành phần chống oxy hóa mạnh…

2. Cách bổ sung sữa đậu nành cho bà bầu

Để quá trình sử dụng sữa đậu nành mang lại giá trị tốt nhất cho giai đoạn mang thai, mẹ bầu hãy bổ sung loại sữa thực vật này theo khuyến cáo sau:

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên bổ sung khoảng 0,5 lít sữa đậu/ngày. Tốt nhất nên chia làm 2 lần uống để hạn chế việc dung nạp quá nhiều cùng lúc, vì có thể gây chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên uống sữa đậu nành lúc mẹ đang đói bụng. Tốt nhất, mẹ bầu nên uống sữa đậu nành sau bữa ăn khoảng 30 phút để các thành phần được hấp thụ tối đa, không chuyển đổi thành nhiệt hay biến chất gây hại ngược cho mẹ.

  • Chỉ nên bổ sung sữa đậu nành trong các bữa phụ, còn bữa chính cần ăn các nhóm thực phẩm giàu các nhóm dưỡng chất khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
  • Không nên dự trữ sữa đậu nành quá lâu kể cả trong tủ lạnh, nhất là các loại sữa tự làm (handmade).
  • Trước khi uống, mẹ có thể đun ấm lại nếu là sữa cất trữ trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn, không nhiễm khuẩn…
  • Trong quá trình sử dụng sử đậu nành, nếu thấy sữa đổi màu, đổi mùi, đổi vị… thì không sử dụng nữa, vì chúng đã bị vi khuẩn xâm nhập gây biến chất.

​Trong trường hợp, mẹ bầu gặp dị ứng với thành phần của sữa đậu nành thì có thể chủ động chuyển sang các dòng sữa bầu. Với ưu điểm sở hữu công thức thành phần chuyên biệt dành riêng cho giai đoạn thai kỳ sẽ đảm bảo mọi yếu tố về dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, là trong 3 tháng đầu mẹ còn đang trong tình trạng ốm nghén, không ăn uống được các thực phẩm chính từ rau, thịt, cá qua các bữa cơm hàng ngày.

Vậy là, vấn đề “Bà bầu 3 tháng đầu có uống sữa đậu nành được không?” đã được trả lời một cách thỏa đáng. Trong quá trình tìm hiểu, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi có điều gì thắc mắc, mẹ hãy mạnh dạn để lại câu hỏi hoặc gọi điện trực tiếp đến hotline: 1800 62 84 để được giải đáp nhé!