Thời kỳ sơ sinh chính là thời gian trẻ được sinh ra cho đến khi bé 1 tháng tuổi. Giai đoạn này chủ yếu trẻ tập thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung, do chuyển từ môi trường nước sang môi trường không khí. Ngay khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời trẻ đã bắt đầu tự thở bằng phổi của chính mình. Lúc này vòng tuần hoàn bắt đầu chính thức hoạt động thay cho vòng tuần hoàn nhau thai. Trẻ bắt đầu bú, và hệ tiêu hóa bắt đầu làm việc, thận lúc này sẽ đảm nhiệm chức năng điều hòa môi trường bên trong cơ thể. Thay thế toàn bộ nhiệm vụ trước đây do rau thai đảm nhiệm.
Trong giai đoạn 1 tháng sau sinh, cơ thể trẻ vẫn còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa được hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong trạng thái bị ức chế, do đó trẻ ngủ suốt ngày.
Bạn đang xem: Sự phát triển của bé trong 1 tháng đầu tiên sau sinh
Xem thêm : Phần mềm trình chiếu có chức năng gì? Khám phá các công cụ đắc lực cho bài thuyết trình của bạn
Ngoài ra, một số hiện tượng sinh lý có thể xảy ra trong giai đoạn bé 1 tháng tuổi bao gồm:
- Vàng da sinh lý: Vàng da xuất hiện ngày thứ 3 – 4 sau đẻ, vàng nhẹ vùng mặt ngực, không có triệu chứng gì kèm theo. Trẻ vẫn ăn, ngủ, đại tiểu tiện bình thường. Hết khi bé được 10 – 14 ngày.
- Đỏ da sinh lý: Do mạch máu dưới da trẻ phát triển, lớp mỡ dưới da còn mỏng nên khi bé vận động, vặn mình sẽ có hiện tượng da đỏ lên. Hiện tượng này sẽ giảm hoặc hết khi bé nằm yên.
- Bong da sinh lý: Thường gặp ở trẻ lúc sinh có thai già tháng.
- Sụt cân sinh lý: Trẻ sụt cân nặng do mất nước qua da, bài tiết phân su và nước tiểu. Sau khoảng 7 – 10 ngày trẻ sẽ về cân nặng lúc sinh.
- Giảm chiều cao sinh lý
- Tăng trương lực cơ sinh lý: Kéo dài khoảng vài giây, gặp chủ yếu ở các chi. Trong cơn trẻ vẫn thở, môi chi hồng. Sẽ hết khi trẻ được khoảng 2,5 tháng.
- Rụng rốn: Sau 7 – 10 ngày rốn sẽ rụng
- Ỉa phân su
- Thân nhiệt không ổn định
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp