Đối với trẻ 3 tháng tuổi thì việc sử dụng địu cũng khiến cha mẹ băn khoăn không ít. Nhiều vấn đề được đặt ra như độ tuổi này cho bé dùng địu được không? Những sai lầm nào cần tránh khi dùng địu cho bé 3 tháng? Bamboo Life sẽ giải đáp cho cha mẹ hiểu rõ hơn về những điều này. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng vấn đề trong nội dung sau đây.
- Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?
- Giải pháp quan trọng nhất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta là?
- Review BCS Pharmacity có kéo dài thời gian tốt không
- Những cung hoàng đạo dễ thành tỷ phú nhất, đặc biệt có 11/50 người giàu nhất thế giới sinh vào tháng này
- Chia một số thập phân cho một số thập phân – Bài tập & lời giải Toán 5
Dùng địu cho bé 3 tháng được không?
Hiện nay, địu đã trở thành vật dụng khá phổ biến với những gia đình có con nhỏ. Chiếc địu với thiết kế thông minh mang đến nhiều tiện lợi cho cha mẹ. Nhờ có địu mà việc trông nom con nhỏ cũng đơn giản hơn. Dù bận rộn nhưng cha mẹ lúc nào cũng có thể bên con, quan sát và gắn kết thêm tình cảm.
Bạn đang xem: Những sai lầm mẹ thường gặp khi dùng địu cho bé 3 tháng
Địu cũng có nhiều loại khác nhau. Ngoài loại địu đa năng thì mỗi nhóm địu lại được thiết kế để phục vụ cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Thế nên, không còn lạ khi ngay từ 1 tháng tuổi trẻ đã có thể sử dụng được đai địu. Điều kiện bắt buộc để sử dụng địu là bé nặng từ 3.5kg, cao trên 53cm. Dĩ nhiên, ở độ tuổi này con còn quá yếu ớt. Nên không khuyến khích cha mẹ dùng địu khi con quá bé. Hãy chờ đến khi con đã cứng cáp, cha mẹ đủ tự tin thì có thể sử dụng địu.
Đối với trẻ 3 tháng tuổi hoàn toàn có thể sử dụng được địu. Tuy nhiên, địu cần sử dụng phù hợp với trọng lượng và chiều cao của bé. Tránh quá tải cũng như quá chật hay rộng gây khó chịu cho cả mẹ và bé. Mẹ nên ưu tiên chọn loại địu vải hay địu có thiết kế tấm lót dày bên trong. Sản phẩm có nâng đỡ phần đầu và cổ của bé.
Địu có gây nguy hiểm gì cho trẻ nhỏ không?
Một chiếc địu trẻ em sẽ đưa con đến gần con hơn. Sản phẩm này giúp gia tăng tình cảm gia đình, tăng cường sự liên kết giữa các thành viên với nhau. Nhưng cũng giống hầu hết các đồ dùng dành cho trẻ khác, địu vẫn tồn tại những mối nguy hại có liên quan trực tiếp đến chúng. Chính vì thế bậc cha mẹ nào cũng cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.
Điển hình vào năm 2018, các bác sĩ tại Úc đã đưa ra lời cảnh báo dành cho các bậc cha mẹ khi có 3 trẻ sơ sinh ở Nam Phi tử vong do mang địu không phù hợp. Mối nguy hiểm này cũng không chỉ giới hạn ở một số quốc gia. Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ cũng đã phát hiện ra 159 sự cố xảy ra với địu trẻ em do sử dụng không đúng cách. Trong đó, có đến 17 trường hợp tử vong trong khoảng 14 năm.
Xem thêm : Tuổi Quý Sửu làm nhà năm 2024 & Những điều cần biết để thành công
Cũng có những vụ tử vong do gặp tai nạn bất ngờ. Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất gây nên những tai nạn đáng tiếc kể trên. Địu cho bé khi không được sử dụng đúng cách cũng có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho phần cánh tay, hông hay cơ thể trẻ nhỏ.
Những sai lầm thường gặp khi dùng địu cho bé 3 tháng tuổi
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về những sai lầm mà cha mẹ thường lặp lại khi sử dụng đai địu cho bé 3 tháng tuổi. Sau đây là những quan điểm mà Tiến sĩ Robert Raspa, một bác sĩ nhi khoa tại Jacksonville, Fla cũng là thành viên của Học viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ đưa ra. Hãy xem bạn có gặp trường hợp nào để kịp thời điều chỉnh đảm bảo an toàn cho bé.
Đặt con ngồi địu dáng chữ C
Bác sĩ Raspa cho hay, cha mẹ cần đảm bảo tiêu chí đầu tiên khi cho bé dùng địu chính là tránh không để cằm bé ép vào ngực cha mẹ. Bởi tư thế này khiến trẻ không duỗi thẳng người được. Dáng ngồi cong lưng như chữ C như vậy làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường thở của bé. Lý do là khi còn nhỏ, trẻ em thường hô hấp cả bằng bụng. Do đó, cha mẹ hãy chú ý để con ngồi thẳng để việc hít thở thông suốt không bị cản trở.
Theo đó, bác sĩ Raspa còn lưu ý các bậc phụ huynh là hãy tránh bất cứ thứ gì có thể khiến con ngừng thở. Khi đeo địu, cha mẹ cần để ý đến tư thế con. Không để bé bị vặn vẹo cơ thể do sai tư thế. Ngoài ra, cha mẹ cũng phải kiểm tra xem bé có bị thay đổi màu sắc da hay không. Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp nguy hiểm mà bạn dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
Đeo địu quá chặt
Sai lầm thứ hai mà cha mẹ thường gặp phải đó chính là việc chằng địu, quấn địu quá chặt. Trẻ bị ép vào tư thế khiến chúng không thể thở, khó thở. Việc thắt chặt đai địu cũng khiến con đối mặt với nguy hiểm. Ngoài ra, không chỉ đảm bảo bé không ở tư thế hình chữ C cha mẹ còn phải kiểm tra bé có áp mặt vào ngực hay lưng người địu không. Không chỉ do địu quá chặt mà khi mặt áp sát cũng khiến bé bị ngạt thở.
>>> Xem thêm: Nắm rõ cách địu em bé 4 tư thế tránh ảnh hưởng đến trẻ
Không chú ý đến nhiệt độ bé
Xem thêm : Số cmnd là gì? Những điều cần biết về CMND
Sai lầm thứ ba chính là việc cha mẹ không để ý đến nhiệt độ cơ thể con. Vào chiều hè tắt nắng, cha mẹ địu con trong một chiếc địu vừa vặn thì sẽ ổn. Ở trong địu, nhiệt độ cơ thể của trẻ có thể tăng lên một chút. Tiến sĩ Raspa cho rằng tăng một hai độ không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ thì bé phải được thở thoải mái và tự do cử động. Tuy nhiên, khi ở trong địu mà cha mẹ thấy con đổ mồ hôi quá nhiều hoặc thấy cơ thể chuyển sang màu đỏ. Thì lúc này cha mẹ phải đưa bé ra khỏi địu và đưa vào bóng râm để giúp bé hạ nhiệt.
Để chân bé treo thẳng tự do
Cách địu bé nguy hiểm không kém đó chính là cha mẹ để chân bé treo thẳng. Theo tiến sĩ Raspa thì hông của bé nên ở vị trí gần bụng trong tư thế W-M. Mông bé kéo về phía bụng, hai chân cong mở tự nhiên. Tránh để hai chân bé buông thõng xuống làm tăng nguy cơ chứng loạn sản xương hông hoặc biến dạng khớp ổ. Điều này còn tăng nguy cơ trật khớp ở trẻ. Mà những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi rất dễ mắc phải. Chính vì thế, cha mẹ hãy chọn một chiếc địu có đáy rộng hoặc đảm bảo địu phải rộng qua mông bé, kéo dài đến sau đầu gối.
Không chú ý đến cánh tay của trẻ
Sai lầm thứ năm thường xảy ra khi địu trẻ 3 tháng tuổi có liên quan đến cánh tay bé. Khi địu, tay của trẻ phải được thoải mái uốn cong nhẹ nhàng. Cánh tay con không được bị ép thẳng đơ dễ bị trật khớp vai.
Làm sao để địu bé 3 tháng được an toàn?
Hệ xương và vùng cổ của những đứa trẻ 3 – 4 tháng tuổi còn non nớt. Mẹ nên áp dụng đúng tư thế khi địu em bé. Tư thế nằm ngửa như đang ẵm bồng con sẽ đảm bảo an toàn trong giai đoạn này. Khi con bước vào độ tuổi từ 4 – 8 tháng có thể sử dụng tư thế địu trước ngực kiểu Kangaroo. Cha mẹ nên quay mặt bé vào trong để con có thể nhìn cha mẹ bất kỳ lúc nào. Con cũng cảm nhận được đầy đủ hơi ấm từ cha mẹ để an tâm hơn. Đến khi con được 10 tháng tuổi đã cứng cáp hơn thì mẹ có thể chuyển sang địu sau lưng hay cho bé đi xe.
Cũng theo tiến sĩ Robert Raspa thì tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng nôi, địu em bé. Với hơn 37 năm kinh nghiệm, bác sĩ Robert Raspa cũng chia sẻ nhiều trường hợp địu sai cách. Điển hình là những sai lầm đã kể chi tiết ở phần trên. Các bậc phụ huynh lưu ý sẽ làm giảm đáng kể các mối nguy hiểm tiềm tàng xung quanh bé.
Những sai lầm đó có thể được tóm tắt lại như sau:
- Khi địu em bé, khuôn mặt con không nên bị ép sát vào lưng hay ngực của cha mẹ.
- Con thoải mái nhìn được xung quanh kể cả nhìn lên xuống hay sang trái phải.
- Phần hông và đầu gối của trẻ ở tư thế chữ M, cánh tay di chuyển dễ dàng không bị gò bó.
- Cánh tay ở tư thế uốn cong, vai xuôi. Đầu gối được nâng lên và tay chân đều cử động được.
- Trước khi đeo địu cho con thì cha mẹ cần kiểm tra kỹ sản phẩm. Xem xét phần khóa, dây đai có chắc chắn không.
- Sử dụng địu cho bé 3 tháng không nên đeo quá 2 tiếng. Tốt nhất sau 30 phút đến 1 tiếng thì bạn cho bé ra khỏi địu. Bạn cần massage nhẹ nhàng tay chân cho bé được thoải mái, máu lưu thông tốt.
- Quan sát tình hình của bé để kịp thời có hướng xử lý khi đeo địu. Nếu thấy bé quấy khóc hay khó chịu, làn da thay đổi thì cha mẹ hãy tháo địu ra ngay.
Trên đây là những sai lầm mẹ thường gặp phải khi dùng địu cho bé 3 tháng. Bạn cũng có lời giải đáp cho những thắc mắc của mình. Hy vọng cha mẹ sử dụng địu đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp