Đối với từng độ tuổi, sẽ có những lưu ý khi cho bé ăn hoa quả mà mẹ phải nhớ.
1. Trẻ khoảng 4 tháng sau sinh
Bạn đang xem: Tất tần tật về cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
Nên dần dần cho trẻ làm quen với nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả có nhiều vị khác nhau, còn hoa quả nghiền thì nên là táo và lê. Hai loại hoa quả này khá ôn hòa, không dễ gây tổn thương cho dạ dày, đường ruột của trẻ.
Nước hoa quả tốt nhất là vừa mới vắt xong và đã được pha loãng, có thể uống vào giữa hai bữa sữa.
2. Sau 5 tháng
Có thể cho trẻ ăn một lượng hoa quả xay thích hợp. Các loại hoa quả như táo, lê, quả kiwi, dưa hấu đều là những lựa chọn rất tốt. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều trong một lần, khoảng nửa thìa là thích hợp nhất.
Khi chọn hoa quả cho trẻ ăn, bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe và thể chất của trẻ như thế nào. Nếu trẻ em có tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính lạnh như dưa hấu, chuối… Trẻ có thể chất hơi nóng, táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn nhiều lê, quả kiwi… Trẻ em tiêu hóa không tốt nên ăn hoa quả xay nấu chín.
Mẹ có thể cho bé sử dụng túi nhai hoa quả để bé tránh bị hóc, đảm bảo an toàn cho bé
3. Sau 9 tháng
Nên cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm hoa quả cắt thành miếng, như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ. Cần nhớ rằng hoa quả không nên cắt miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.
Xem thêm : Thủ tục hải quan tiếng anh là gì? Đối tượng làm thủ tục hải quan
Một số lưu ý:
Về thời gian
Thời gian hợp lý nhất để cho bé ăn hoa quả là vào buổi chiều, sau khi bé ngủ dậy hoặc khoảng thời gian ở giữa hai bữa chính. Mỗi lần bạn cho bé ăn từ 50 – 100 gram hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi của bé. Trẻ – 3 tháng tuổi chỉ nên uống nước trái cây, từ 4 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu cho ăn hoa quả.
Cho bé ăn hoa quả phù hợp với thể chất
Khi cho trẻ ăn hoa quả bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm đó. Ví dụ bé đang bị táo bón, bựa lưỡi, nóng trong thì nên cho ăn những loại quả có tính mát như chuối, nước chanh, cam, táo… Với những bé có hệ tiêu hóa không tốt hãy năng cho bé ăn táo, vừa tác động tích cực cho việc phát triển trí thông minh của bé, lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Vào thời điểm giao mùa, nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống bởi đây là giai đoạn trẻ dễ ốm, đặc biệt là con trai; tỉ lệ phát sinh bệnh đường ruột rất cao. Tốt nhất nên nấu chín hoa quả.
Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách tốt nhất là nên cho các loại hoa quả này vào nấu, lọc lấy nước, sau đó cho trẻ uống, như thế có thể giảm nguy cơ bị dị ứng.
Nguyên tắc cho trẻ ăn hoa quả
Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Tức là cho trẻ ăn thử ít một, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.
Hoa quả không thể thay thế rau tươi trong bữa ăn của trẻ
Xem thêm : Một môn dưới 6,5 có được học sinh giỏi không?
Rau xanh có mùi và vị thường không thể so bằng hoa quả. Bởi vì trong hoa quả có chứa hàm lượng đường nên thường thu hút khẩu vị người dùng hơn. Hơn nữa, trong hoa quả cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể dùng hoa quả để thay thế cho rau tươi trong bữa ăn hàng ngày.
Thứ nhất, nếu bạn cho trẻ ăn quá nhiều hoa quả mà không ăn rau tươi thì sẽ khiến trẻ hấp thu quá nhiều hàm lượng đường. Cơ thể trẻ nếu hấp thụ quá nhiều đường sẽ không tốt và khiến trẻ bị thiếu chất, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
Thứ hai, lượng chất xơ trong hoa quả không thể nhiều bằng trong rau xanh, bởi vậy tốt nhất là bạn nên cân bằng lượng rau tươi và hoa quả để giúp bé phát triển toàn diện và cân bằng thể chất.
Cẩn trọng với dứa và xoài
Dứa và xoài dễ gây kích ứng nhất cho cơ thể còn non nớt của trẻ, gây ra tình trạng ngứa, sưng môi, bong da sau khi ăn.
Tuy nhiên, không nên quá hoảng sợ, đầu tiên rửa sạch mặt và tay chân cho trẻ, sau đó bôi kem dưỡng da cho trẻ. Khi triệu chứng giảm chút có thể dùng nước lạnh hoặc nước muối đắp mặt cho trẻ, nhất định không được dùng nước nóng. Nếu triệu chứng vẫn không giảm thì cần đưa trẻ đến bác sỹ ngay.
Để hạn chế dị ứng, nên hấp chín hoa quả. Cụ thể, trong dứa có nhiều bromelain làm cho da ngứa, mẩn đỏ nên cần cắt nhỏ, ngâm nước muối 1-2% khoảng 20 phút hoặc hấp trước khi ăn.
Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm, nên tuân thủ nguyên tắc “từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp” và ăn các hoa quả lành như cam, táo, chuối…
Ở những lần đầu tiên, chỉ cho trẻ ăn lượng nhỏ và chờ 2 tiếng đến 3 ngày sau xem cơ thể trẻ có phản ứng gì không rồi mới cho trẻ ăn tiếp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp