Nguyên nhân trẻ 6 tuổi ngủ ngáy
Tâm lý
Khi bắt đầu lên bậc tiểu học trẻ phải tiếp xúc với môi trường học tập mới. Sự thay đổi về môi trường, chất lượng sống cũng có thể là nguyên do khiến trẻ 6 tuổi ngủ ngáy. Tuy nhiên điều này sẽ nhanh chóng mất đi khi trẻ đã có thể thích nghi.
Bạn đang xem: Trẻ 6 tuổi ngủ ngáy: nguyên nhân và cách điều trị
Những dị tật bẩm sinh
Lệch vách ngăn mũi, cuống lưỡi to, cuống họng dài, cổ họng hẹp… Đều là những dị tật bẩm sinh ở trẻ buộc phải can thiệp y tế. Nếu không tình trạng ngủ ngáy sẽ khó để cải thiện.
Bé gặp vấn đề về hô hấp
Đây là nguyên nhân thuộc về tình trạng bệnh lý. Đa phần xuất hiện ở những trẻ có những vấn đề liên quan đến đường hô hấp như: Viêm Amidan, hen suyễn, viêm mũi dị ứng… khiến trẻ khi ngủ phát ra tiếng ngáy.
Bé bị béo phì và thừa cân
Những trẻ bị béo phì sẽ khiến lớp mỡ bám dày ở cổ họng gây hẹp đường thở. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng rối loạn thở khi ngủ khiến trẻ phát ra tiếng ngáy.
Trẻ 6 tuổi ngủ ngáy kéo dài nguy hiểm thế nào?
Ảnh hưởng đến những người xung quanh
Trẻ phát ra tiếng ngáy quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến mọi người đang sinh hoạt xung quanh chúng. Đặc biệt 6 tuổi là độ tuổi đi học và phần lớn các con sẽ học bán trú cùng bạn bè. Vì thế khi đi ngủ trong một tập thể sẽ dễ khiến những bạn nhỏ khác thức giấc theo.
Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ không sâu
Giấc ngủ là chìa khoá để trẻ phát triển thể chất và tinh thần một cách tốt nhất. Nhưng nếu trẻ 6 tuổi ngủ ngáy kéo dài sẽ khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc.
Dẫn đến hội chứng ngưng thở ở trẻ
Xem thêm : Điểm danh 7 cách tẩy nốt ruồi tại nhà không để lại sẹo, nhanh chóng, an toàn & cực kỳ hiệu nghiệm
Khi trẻ ngủ ngáy nghĩa là khí quản bị nghẹt do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng gây nên. Tình trạng này nếu tiếp diễn liên tục sẽ khiến phổi và não thiếu dưỡng khí và gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Lâu dần làm trẻ mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và khó tập trung.
Cách điều trị trẻ 6 tuổi ngủ ngáy
Điều trị bệnh hô hấp
Đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị triệt để các bệnh liên quan đến đường hô hấp của con như: Viêm VA, viêm mũi dị ứng… Khi đường hô hấp khỏe mạnh cũng đồng nghĩa chấm dứt được tình trạng ngủ ngáy.
Trẻ béo phì
Lên thực đơn ăn uống lành mạnh kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp để trẻ giảm cân một cách an toàn. Khi cân nặng được kiểm soát không chỉ giúp hạn chế tình trạng ngủ ngáy mà còn tránh được các bệnh lý liên quan đến tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
Cho bé vận động lành mạnh
Cho bé vận động lành mạnh, thể dục thường xuyên để cơ thể được săn chắc, tăng cường trao đổi chất và oxy cho não. Đây là bí quyết vàng để khắc phục được hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ 6 tuổi.
Điều chỉnh lại tư thế nằm
Những trẻ có thói quen nằm ngửa sẽ dễ mắc chứng ngủ ngáy hơn so với trẻ hay nằm nghiêng. Vì thế hãy thay đổi tư thế nằm cho con để cải thiện tình trạng này rõ rệt.
Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng ngủ ngáy ở trẻ 6 tuổi?
Cho bé nằm nghiêng khi ngủ
Khi bé yêu của bạn nằm ngửa để ngủ sẽ khiến đường thở bị hẹp lại. Đặc biệt nếu trẻ đang mắc các bệnh lý về hô hấp hoặc bị dị tật bẩm sinh thì càng khiến đường thở của chúng bị chèn ép. Bé sẽ rất khó thở hoặc phải thở bằng miệng để có đủ dưỡng khí cho cơ thể.
Vì vậy, hãy cho bé tập thói quen nằm nghiêng khi ngủ để đường thở được thoải mái hơn. Kết hợp với điều trị bệnh lý sẽ giúp chứng ngáy ngủ ở trẻ dần được cải thiện và biến mất.
Tạo không gian ngủ thoải mái
Xem thêm : Hướng dẫn làm thủ tục đổi tên khai sinh mới nhất 2022
Không gian ngủ của bé đầy bụi bặm, không khí ẩm mốc, có khói thuốc lá, quá khô do sử dụng điều hoà… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 6 tuổi ngủ ngáy. Tuy vậy nhiều bậc phụ huynh lại không hiểu rõ điều này dẫn đến việc phán đoán sai nguyên nhân, từ đó mà việc khắc phục cũng không chính xác.
Bạn nên tạo cho con một môi trường ngủ thoải mái bằng cách thường xuyên lau dọn, vệ sinh phòng ngủ, hạn chế hút thuốc, giặt chăn màn thường xuyên… Có thể sử dụng thêm máy tạo ẩm để tăng độ ẩm trong phòng. Điều này sẽ giúp bé dễ thở hơn trong khi ngủ.
Duy trì cân nặng phù hợp lứa tuổi
Người lớn thì thường thích con trẻ mập mạp, đáng yêu. Nhưng nếu quá mập mạp dẫn đến thừa cân thì lại ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chúng. Vì thế, hãy duy trì cân nặng ở mức cho phép bằng cách lên chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồ chiên rán… Một chế độ ăn tốt sẽ giúp trẻ không bị béo phì gây nên hệ luỵ ngủ ngáy.
Cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày
Việc uống đủ nước hàng ngày là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nước không chỉ giúp thải độc cơ thể, mà còn giúp dưỡng ẩm tuyệt vời; nhờ đó mà con cũng hạn chế được những tác nhân gây nên hội chứng ngủ ngáy.
Cho bé vận động thể thao đều đặn
Vận động là cách đơn giản và hiệu quả nhất để con tiêu hao năng lượng và tăng cường rèn luyện thể chất. Đặc biệt thông qua vận động giúp con có được một hệ tim mạch khoẻ, nâng cao sức đề kháng. Từ đó tránh được nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tiểu đường, béo phì… Mà những bệnh lý này đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 6 tuổi ngủ ngáy.
Giữ vệ sinh đường hô hấp cho bé
Khi mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm VA, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản… con sẽ gặp khó khăn trong việc thở khi ngủ dẫn đến gây ra tiếng ngáy. Luôn giữ vệ sinh đường hô hấp, điều trị ngay khi con chớm mắc bệnh sẽ giúp bảo vệ bé yêu một cách tốt nhất.
Xem thêm: [Hỏi đáp] Nguyên nhân trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ 6 tuổi ngủ ngáy mà các bậc phụ huynh nên tìm hiểu. Hãy ghi nhớ thật kỹ để có thêm các kiến thức cần thiết giúp bé yêu của mình có thể phát triển toàn diện và luôn khoẻ mạnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp