- Thói quen giật tóc: Đối với những trẻ đã lớn nhưng vẫn bị rụng tóc có thể là vì con bạn thường hay vô thức kéo giật tóc, làm cho tóc gãy rụng.
Bố mẹ nên theo dõi và kiểm tra cẩn thận xem con mình có thuộc những nguyên nhân trên hay không. Nếu đã loại trừ được các lý do gây rụng tóc vành khăn thông thường mà sau 2 tháng vẫn không thấy bất kỳ tiến triển tích cực nào, phụ huynh nên đưa cháu đến bác sĩ để thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân, cũng như biện pháp chữa trị chứng rụng tóc vành khăn.
Nhìn chung, rụng tóc hình vành khăn ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và là một hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nhất thiết là biểu hiện của thiếu Vitamin D hoặc canxi. Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không, phụ huynh cần phải đưa bé đi khám dinh dưỡng cũng như thử máu (nếu cần), từ đó phối hợp với bác sĩ để tìm ra hướng chữa trị thích hợp và hiệu quả cho trẻ.
Bạn đang xem: Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ có đáng lo?
Xem thêm : Hoa tay là gì? Bói hoa tay đoán ngay tính cách và vận mệnh của từng người
Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, … để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp