Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là điều mà nhiều ba mẹ quan tâm. Không ít bậc phụ huynh lo lắng rằng con không tắm sẽ càng lâu khỏi bệnh. Ho và sổ mũi là những biểu hiện thường gặp ở trẻ, nhất là vào thời điểm tiết trời thay đổi. Hiện tượng này rất khó tránh khỏi vì trẻ em có cơ thể nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu. Khi chăm sóc con tại nhà, nhiều ba mẹ băn khoăn không biết có nên tắm cho con không vì bé đang bị ho và viêm mũi. Hãy xem những lời khuyên hữu ích của chuyên gia ở thông tin dưới đây.
Bạn đang xem: Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không? Hướng dẫn để tắm đúng cách
1/ Khi trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không?
Theo quan niệm dân gian, trẻ bị ho sổ mũi phải được kiêng nước, kiêng gió. Nhiều ba mẹ không dám tắm cho con, và “cùng lắm” sẽ chỉ lau người cho trẻ sau 1-2 ngày bắt đầu bị sốt. Thực tế, quan điểm kiêng này không hề có cơ sở và chưa được chứng minh.
Theo các chuyên gia hiện nay, khi bé đang có hiện tượng ho kèm sổ mũi nên được tắm sạch sẽ để nhanh khỏi bệnh hơn. Lý giải cho rằng việc không tắm cho bé sẽ khiến vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da bé sẽ tiếp tục khiến triệu chứng ho, chảy mũi càng nặng thêm.
Mặc dù câu trả lời cho việc trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là điều nên làm, song mẹ cần chú ý tắm cho con như thế nào mới đúng cách. Việc tắm cho trẻ nước lạnh hoặc ngâm bé quá lâu có thể khiến bé tiếp tục bệnh nặng hơn.
2/ Hướng dẫn cách tắm cho trẻ bị ho sổ mũi
Trẻ bị sổ mũi có nên tắm, nhưng ba mẹ cần tắm cho bé đúng cách để đảm bảo an toàn và giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Để thực hiện, ba mẹ cần ghi nhớ những điểm sau:
+ Thời điểm tắm cho bé: 10h-10h30 sáng, 14-15h chiều. Không tắm cho bé sau 16h chiều
Xem thêm : Chị em nên ăn bao nhiêu ức gà 1 ngày để giảm cân đạt hiệu quả tốt nhất?
+ Chuẩn bị: Quần áo, khăn tắm
+ Để nhiệt độ nước thích hợp, tắm theo trình tự: rửa mặt, mũi rồi tắm các phần khác
+ Sau khi bé tắm xong, lau khô người và mặc quần áo cho con ngay. Cho bé ở trong phòng kín 10-15 phút trước khi để con ra ngoài nhằm tránh bị cảm
+ Vệ sinh tai bằng bông sau khi tắm cho bé
3/ Nên tắm lá gì cho bé khi bị sổ mũi
Biết được trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không, nhưng mẹ đã biết có một số mẹo sẽ hỗ trợ tốt cho việc tắm cho con nhanh khỏi bệnh chưa? Một số loại lá sau đây mẹ nên cân nhắc sử dụng để giúp tắm cho bé hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Lá kinh giới
Lá kinh giới có công dụng điều hòa thân nhiệt, giảm sốt và đặc biệt chứa nhiều sát khuẩn sẽ giúp phòng tránh mẩn ngứa. Nhờ đó, loại lá sẽ hỗ trợ tốt trong việc chữa trị ho và sổ mũi. Mẹ có thể dùng lá này vò nát rồi pha với nước ấm để tắm cho con.
Lá me và hành tây
Lá mẹ có công dụng phòng ngừa bệnh ngoài da, trong khi hành tây sẽ kháng khuẩn hiệu quả. Khi hai loại lá này kết hợp với nhau, sẽ đem lại khả năng cải thiện triệu chứng ho và sổ mũi tốt. Mẹ hãy lấy một ít lá mẹ và hành tây rửa sạch và đun, sau đó pha nước ấm tắm cho bé bị ho sổ mũi.
Gừng
Ngoài các loại lá trên, mẹ có thể dùng gừng để tắm cho trẻ bị ho sổ mũi. Gừng có tính cay, có thể làm ấm cơ thể và chống viêm tốt. Mẹ hãy giã nhỏ gừng và ngâm trong nước sôi 10-15 phút. Sau đó, hãy hòa vào nước ấm để tắm cho bé. Ngoài ra, mẹ còn có thể dùng gừng ngâm chân cho con, đây là mẹo giúp bé ngủ ngon hơn và giảm tình trạng mất ngủ khá hiệu quả.
4/ Mẹ cần lưu ý gì khi tắm cho con bị ho sổ mũi
Xem thêm : Giải đáp mẹ bầu sau sinh bao lâu được uống nước mía?
Đã nắm rõ việc trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không, mẹ cần ghi nhớ những lưu ý sau. Đây đều là những điều quan trọng trong quá trình thực hiện cách tắm đúng cho bé:
+ Tắm nhanh cho bé không quá 7 phút
+ Không nên tắm cho bé vừa ăn xong vì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, và không tắm khi con vừa ngủ dậy
+ Nước tắm không quá nóng và quá lạnh
+ Phòng tắm cho bé phải kín gió
+ Tăng nhiệt độ phòng tắm nếu cần bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm
Nhìn chung, trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Điều này không có gì lạ vì các mẹ vẫn truyền miệng rằng trẻ bị bệnh phải kiêng gió kiêng nước. Các chuyên gia lên tiếng rằng việc bé bị ho sổ mũi càng nên được tắm sạch sẽ để nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, mẹ không được quên những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp