1. Luật quy định trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
Hiện nay tại Việt Nam, độ tuổi của trẻ em được thống nhất áp dụng theo quy định tại Luật Trẻ em 2016. Cụ thể, Điều 1 Luật Trẻ em quy định:
Điều 1. Trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Bạn đang xem: Theo luật, trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? Có những quyền nào?
Như vậy pháp luật Việt Nam hiện đang công nhận người dưới 16 tuổi là trẻ em.
Tuy nhiên, trên thế giới, các quốc gia lại có quy định khác nhau. Các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc đang sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
Còn trong phạm vi Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em, trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn – trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trẻ em có những quyền gì?
Tại Mục 1 Chương II Luật Trẻ em 2016 quy định đến 25 quyền của trẻ em, bao gồm:
– Quyền sống: Được bảo vệ tính mạng, bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
– Quyền khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc và giới tính theo quy định của pháp luật.
– Quyền được chăm sóc sức khỏe: Được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
– Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
– Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Trẻ em bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển toàn diện về tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
– Quyền vui chơi, giải trí: Được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
– Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc: Được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
Bên cạnh đó, trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Xem thêm : Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là?
– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
– Quyền về tài sản: Có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
– Quyền bí mật đời sống riêng tư:
+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích của trẻ.
+ Pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác.
– Quyền được sống chung với cha, mẹ, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích của trẻ em.
– Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ: Có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích của trẻ em.
– Quyền được chăm sóc thay thế, nhận làm con nuôi.
– Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.
– Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.
– Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
– Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy.
– Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính.
– Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang: Ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
– Quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Xem thêm : Giải đáp: cung Bảo Bình và Ma Kết có hợp nhau không?
– Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội.
– Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.
– Quyền của trẻ em khuyết tật: Được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ đặc biệt để phục hồi chức năng, hòa nhập xã hội.
– Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn: Được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Trẻ em bị xâm hại quyền lợi, làm thế nào để tố cáo, giúp đỡ?
Báo cho tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em.
Nếu phát hiện các hành vi bạo lực, bóc lột, bỏ rơi… mà xâm phạm đến quyền trẻ em, hãy liên hệ ngay tới tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.
– Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
– Ứng dụng Tổng đài 111
– Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
– Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616
Tố giác với Công an nếu phát hiện trẻ bị xâm hại nghiêm trọng quyền lợi
Nếu biết trẻ bị xâm hại nghiêm trọng quyền lợi như bị cưỡng hiếp, bóc lột hay đánh đập nặng nề, người phát hiện có thể báo ngay cho cơ quan Công an địa phương để nhanh chóng được xử lý.
Trên đây các quy định giải đáp về: Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? Có những quyền nào? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp