Độ tuổi được coi là trẻ em
Trong hệ thống pháp luật hiện hành có nhiều quy định về độ tuổi được coi là trẻ em. Tuy nhiên, có một số quy định không thống nhất. Thậm chí cùng một tuổi nhưng ở văn bản này gọi là trẻ em> Nhưng ở văn bản khác gọi là người lớn. Dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cụ thể:
– Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 tại điều 1 quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Bạn đang xem: Độ tuổi được coi là trẻ em
– Bộ luật dân sự:
Không dùng thuật ngữ trẻ em. Mà dùng thuật ngữ người chưa thành niên, người đã thành niên.
Theo đó, điều 18 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Đồng thời, Bộ luật còn quy định năng lực, hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo quy định của pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 :
Dùng tới 4 thuật ngữ: người chưa thành niên, người thành niên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16, và người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo những quy định trên thì trẻ em là người dưới 14 tuổi. Như vậy lại có mâu thuẫn với luật chuyên ngành là Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
– Bộ luật Hình sự:
Tại điều 12 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Xem thêm : Tính chất hình thang là gì? Dấu hiệu nhận biết và công thức tính
Bộ luật Hình sự cũng sử dụng thuật ngữ người thành niên (được hiểu trên 18 tuổi). Người chưa thành niên (được hiểu dưới 18 tuổi). Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16. Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Vậy, dưới 14 tuổi gọi là trẻ em cũng không thống nhất với Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
– Luật Giao thông đường bộ 2008:
+ Tại điều 30 quy định: người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người. Trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: “…Trẻ em dưới 14 tuổi…” Quy định như vậy có thể hiểu trẻ em là người dưới 14 tuổi.
+ Điều 32 cũng quy định, người đi bộ là trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
+ Hoặc điều điều 60 quy định: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3… Như vậy, từ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy. Còn dưới tuổi này không được lái xe máy. Vậy, những người dưới 16 tuổi này có được gọi là trẻ em hay dưới 14 tuổi mới gọi là trẻ em.
Độ tuổi được coi là trẻ em
Hiện nay, công ước quốc tế đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Do đó chúng ta cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật để hiểu, áp dụng và thực hiện trên thực tế được dễ dàng hơn.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900599818
Xem thêm : Cách pha nước cam tại nhà đúng cách chuẩn vị
Tác giả: Luật sư Bùi Hường
Liên hệ dịch vụ:
http://0903876125.xyz
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp