Trễ kinh 1 tháng có nguy hiểm? 8 nguyên nhân bạn nên chú ý

Trong trường hợp bạn bị chậm kinh sau khi quan hệ an toàn hoặc khi bạn có sử dụng những biện pháp ngừa thai như: cấy que, đặt vòng, tiêm tránh thai,… vẫn có một tỉ lệ rất nhỏ bạn có thể mang thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy, tốt nhất hãy thử thai trong trường hợp này.

>> Tìm hiểu thêm: 21 dấu hiệu mang thai CHUẨN XÁC

2. Nguyên nhân trễ kinh 1 tháng: Căng thẳng

Trễ kinh 1 tháng có thể là do một số vấn đề về tâm lý hoặc do căng thẳng kéo dài. Tiến sĩ Kollikonda từ Cleveland Clinic cho biết: “Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol. Nội tiết tố này có thể dẫn đến chậm kinh nguyệt. Đặc biệt, nếu căng thẳng liên tục, bạn có thể không có kinh trong một thời gian dài.”

Những triệu chứng căng thẳng quá mức có thể dẫn đến trễ kinh 1 tháng gồm có:

  • Lo lắng và kích động
  • Tâm trạng thất thường, khó chịu hoặc tức giận
  • Cảm thấy choáng ngợp
  • Cảm thấy cô đơn và cô lập

1 tháng không có kinh nguyệt do căng thẳng phải làm sao? Điều bạn cần để điều hòa kinh nguyệt là giảm mức độ căng thẳng. Một số điều bạn có thể làm như trò chuyện với chuyên gia tâm lý, tập thể dục, ngồi thiền, cải thiện giấc ngủ,…

3. Ăn kiêng và tập thể dục khắc nghiệt

Trong nhiều tình huống, việc trễ kinh 1 tháng có thể là do bạn đang ăn kiêng quá mức hoặc tập thể dục cường độ cao. Lúc này, cơ thể sẽ ngừng sản xuất hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng. Hơn nữa, bạn cũng có thể bị chậm kinh nếu:

  • Bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn hoặc mắc chứng cuồng ăn.
  • Giảm cân nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Luyện tập thể dục cường độ cao thường xuyên.

Ngoài ra, thừa cân béo phì cũng có thể khiến bạn trễ kinh. Theo chuyên gia, hãy tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn dưới 18,5 hoặc trên 30.

>> Bạn có thể thử: Công cụ tính chỉ số BMI online chuẩn ở Việt Nam

4. Chậm kinh 1 tháng do biện pháp tránh thai nội tiết tố

trễ kinh 1 tháng

Thuốc tránh thai có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến trễ kinh 1 tháng. Tuy nhiên, điều này không xảy ra với tất cả các loại thuốc tránh thai và không phải là hiện tượng nguy hiểm. Bạn có thể bị chậm kinh nếu sử dụng những biện pháp tránh thai như:

  • Thuốc tránh thai chỉ chứa progestogen (POP)
  • Thuốc tránh thai kết hợp
  • Vòng tránh thai nội tiết (IUS)
  • Cấy que tránh thai
  • Tiêm tránh thai

Tình trạng này thường không nguy hiểm vì kinh nguyệt sẽ trở lại khi bạn ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn có ý định sử dụng những biện pháp tránh thai nội tiết tố có chứa progestin hoặc kết hợp progestin và estrogen.