Quá trình mọc răng theo thời gian như ở trên chỉ mang tính phổ biến. Thực tế thì thời điểm mọc răng ở mỗi bé là không giống nhau. Có những trẻ mọc chiếc răng đầu tiên rất sớm nhưng cũng có những trẻ mọc răng rất muộn và mọc chậm. Hiện tượng chậm mọc răng là khi đủ 13 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa mọc chiếc răng nào trên cung hàm.
- Rượu cây đinh lăng có tác dụng gì? Uống nhiều có sao không?
- Top 9 quán cà phê đẹp đỉnh cao Đà Lạt bạn nhất định phải ghé hết!
- Da mụn có nên dùng kem chống nắng hay không?
- Tại sao nấu chè dưỡng nhan bị chua? Giải đáp câu hỏi liên quan
- Vì sao có những miếng thịt bò lại ánh lên nhiều màu sắc như cầu vồng?
Trong quá trình mọc răng thì canxi là một dưỡng chất đặc biệt quan trọng và có tác động trực tiếp tới việc mọc răng ở trẻ. Nếu thiếu hụt dưỡng chất này thì các mầm răng sẽ trở nên yếu đi, kém phát triển và không phát triển hoàn chỉnh theo cấu trúc giải phẫu được và gây ra tình trạng chậm mọc răng.
Bạn đang xem: Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi?
Xem thêm : Bí quyết phối đồ với quần jean ống rộng cho người lùn
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân làm cho răng không mọc đúng theo thời gian thông thường như:
- Nhóm nguyên nhân chủ quan:
- Do yếu tố di truyền: Mọc răng chậm cũng là một tình trạng có khả năng di truyền mang tính chất gia đình. Nếu cha mẹ hoặc trong gia đình có người gặp vấn đề về mọc răng chậm thì khả năng rất cao bé cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
- Do phát triển trong quá trình mang thai và sinh nở: Các nghiên cứu đã ghi nhận những trẻ có xuất hiện như bất thường như sinh non, thiếu cân,… sẽ gặp phải tình trạng mọc răng chậm cao hơn ở những trẻ chào đời bình thường. Do đó, nếu trẻ gặp phải một trong những bất thường trên thì phụ huynh cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi mới sinh để góp phần có quá trình mọc răng bình thường.
- Do tình trạng nhiễm khuẩn ở khoang miệng: Nguyên nhân của quá trình nhiễm khuẩn này là do các loại vi khuẩn gây hại và nấm tích tụ và tấn công làm cho viêm nướu và tổn thương. Điều này làm cho răng của trẻ sẽ không mọc lên được và trì hoãn quá trình mọc răng. Tình trạng viêm này xảy ra làm cho miệng trẻ sẽ có mùi hôi, hay tỏ ra đau đớn, khó chịu, quấy khóc.
- Do bẩm sinh: Yếu tố bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra mọc răng chậm mà không hẳn bắt nguồn từ yếu tố dinh dưỡng.
- Nguyên nhân khách quan:
- Do trẻ bị suy giáp: Đây là bệnh lý có thể dẫn đến mọc răng chậm. Trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa tư vấn vì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác như chậm nói, chậm đi hoặc thừa cân ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Do thiếu hụt vitamin D: Đây là loại vitamin góp phần quan trọng trong quá trình hình thành phát triển của xương và răng. Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến cho canxi không được sử dụng để xây dựng các cấu trúc xương cho răng dẫn đến răng mọc chậm. Đặc biệt đối với trẻ sinh non thường gặp phải tình trạng này, do đó phụ huynh cần tăng cường vitamin D cho trẻ giúp hỗ trợ cho quá trình mọc răng. Một số thực phẩm giàu vitamin D có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày như cá, nấm, trứng, sữa tươi nguyên kem, phomai, yến mạch, gan bò, tôm, nước cam ép,… Mặc khác, ánh nắng mặt trời là một nguồn cung cấp vitamin D rất hiệu quả.
- Do thiếu hụt MK7: Đây là một loại vitamin K2 với chức năng chính là đưa canxi trong máu đến xương và răng để góp phần có một hàm răng đều đẹp và khỏe mạnh. Trong một số trường hợp, nếu bé chỉ được cung cấp đủ vitamin D và canxi nhưng thiếu hụt MK7 thì hiệu quả cũng chỉ đạt khoảng 30% và dẫn đến việc mọc răng chậm.
- Do cơ thể hấp thụ photpho quá mức: Khi cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều photpho sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ canxi dẫn đến hậu quả là mầm răng thiếu dưỡng chất và không đủ khỏe mạnh để mọc lên khỏi nướu. Ngoài ra, khi dư thừa photpho còn gây ra những hậu quả khác như suy thận, xơ cứng mạch máu,…
- Do mắc một số bệnh lý: Ở những trẻ mắc hội chứng Down hoặc có vấn đề bất thường về tuyến yên cũng là nguyên nhân khiến cho răng mọc chậm hơn so với các trẻ phát triển bình thường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp