Sốt là phản ứng của hệ thống miễn dịch nhằm chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt, do đó, khi bị sốt, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách và cẩn thận hơn. Vậy trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt?
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép xác định trẻ sơ sinh sốt khi nhiệt độ nách của trẻ > 37,5oC. Điều quan trọng khi trẻ bị sốt là đo nhiệt độ đúng cách, theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện của trẻ, từ đó, thực hiện phương pháp hạ sốt phù hợp.
Trong y khoa, nhiệt độ hậu môn trực tràng được đo bằng nhiệt kế chuyên dụng được xem là tiêu chuẩn để xác định thân nhiệt. Nhiệt độ hậu môn trực tràng của trẻ sơ sinh bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 36,5 đến 38oC. Sốt là khi nhiệt độ này lớn hơn 38oC. Tuy nhiên, cách đo này ít được áp dụng thường quy tại các cơ sở y tế cũng như tại nhà. Nhiệt độ đo ở miệng cũng khó áp dụng do trẻ thường không hợp tác.
Hiện nay, nhiệt độ nách (đo kẹp nách), động mạch thái dương (đo bấm vùng trán) và màng nhĩ (đo bấm lỗ tai) thường được sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, mối tương quan giữa nhiệt độ tại các vị trí này với nhiệt độ chuẩn tại hậu môn trực tràng không nhất quán. Do đó, để tránh nhầm lẫn, phụ huynh không nên quy đổi nhiệt độ (ví dụ không nên lấy nhiệt độ nách cộng thêm 0,5oC) mà nên dùng đúng giá trị nhiệt độ đo được tại vị trí đo. Nhiệt độ đo ở trán, màng nhĩ có thể dùng cho mục đích sàng lọc, xác định nhanh nguy cơ trẻ bị sốt do có độ nhạy cao. Tuy nhiên, phụ huynh nên xác định lại trẻ sơ sinh sốt bằng nhiệt độ đo ở nách bằng nhiệt kế phù hợp.
Ngoài nhiệt độ, phụ huynh cần để ý đến các dấu hiệu tri giác, hô hấp, tiêu hoá và các thay đổi trong sinh hoạt của bé như thức ngủ, bú, chơi,… để nhận diện trẻ bệnh.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt
Xem thêm : Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi?
Sốt không phải là bệnh, mà là do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân lây nhiễm hoặc trong quá trình viêm.
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt. Trong đó, nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất gây sốt ở trẻ em. Đa số các sốt nhiễm trùng ở trẻ em là do siêu vi. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý là trẻ sơ sinh bệnh thường ít có biểu hiện sốt. Và khi trẻ sơ sinh sốt, chúng ta cần cảnh giác nguy cơ nhiễm trùng xâm lấn nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu… Do đó, khi trẻ sơ sinh sốt, phụ huynh cần cho bé đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn, và được chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp. (1)
Các bệnh thường gặp có thể gây sốt ở trẻ sơ sinh: cảm thường, viêm hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm ruột, sốt phát ban, viêm tai giữa và nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng huyết và viêm màng não tuy ít gặp nhưng đây là các bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện và điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân gây sốt ở trẻ sơ sinh không do nhiễm trùng gồm: phản ứng với vaccine, thuốc, bệnh lý miễn dịch, bệnh lý ác tính.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt
TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương chia sẻ, sốt ở trẻ sơ sinh có nhiều mức độ, có thể sốt cao hoặc chỉ sốt nhẹ, có thể đột ngột sốt cao rất nhanh hoặc tăng từ từ, có thể trong thời gian ngắn rồi hết, lúc có lúc không hoặc liên tục kéo dài nhiều ngày. Dù sốt cao có thể cho thấy cơ thể trẻ đang phản ứng mạnh với tác nhân gây bệnh và cảnh báo nguy cơ bệnh nặng, sốt nhẹ vẫn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Khi sốt cao, trẻ thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Trẻ có thể cảm thấy lạnh run dù đang sốt và toát mồ hôi sau khi hạ nhiệt. Nếu trẻ không được uống đủ sữa, trẻ sẽ dễ bị mất nước do sốt. Trẻ dưới 6 tháng nếu sốt kèm co giật cảnh báo bệnh lý liên quan thần kinh hoặc chuyển hoá. Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi có thể co giật do sốt. Hầu hết sốt chỉ kéo dài
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?
Sốt không chỉ khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu, quấy khóc nhiều mà còn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Dưới đây là những khuyến cáo của bác sĩ khi trẻ bị sốt:
- Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, nếu trẻ bị sốt, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi, trẻ sơ sinh sốt có nguy cơ nhiễm khuẩn nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu.
- Trẻ 3 – 12 tháng tuổi: Phụ huynh cũng nên cho trẻ đi khám sớm khi trẻ sốt, nhất là khi trẻ có các biểu hiện đi kèm như không khỏe, lừ đừ, bú kém, thở mệt, ói, tiêu chảy hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác.
Cách đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh khi bị sốt
Xem thêm : Sinh viên đóng học phí rồi chuyển trường, ĐH Nam Cần Thơ từ chối hoàn tiền
Nếu có thể, phụ huynh đo nhiệt độ hậu môn trực tràng của trẻ với nhiệt kế phù hợp là tốt nhất. Phổ biến hơn, nhiệt độ đo ở nách bằng nhiệt kế điện tử vẫn được chấp nhận. Khi nhiệt độ nách 37,5 độ, trẻ sơ sinh được xem là sốt.
Nhiệt kế thuỷ ngân hiện nay ít sử dụng tại nhà do nguy cơ vỡ gãy gây nguy hiểm và phụ huynh cần biết sử dụng đúng cách nhiệt kế này. Phụ huynh có thể dùng nhiệt kế bấm trán hoặc nhiệt kế bấm tai để xác định nhanh nguy cơ sốt của bé. Tuy nhiên, vẫn nên xác định lại thân nhiệt bé bằng nhiệt độ đo ở nách hoặc hậu môn trực tràng.
Cần lưu ý là chúng ta nên dùng nhiệt kế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Không nên dùng nhiệt kế một cách tuỳ ý, không đúng với cách thức và vị trí đo nhiệt độ theo như hướng dẫn.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân sốt phát ban ở trẻ sơ sinh
Lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh bị sốt
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt, phụ huynh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Tránh bị mất nước: Cả trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ sơ sinh bú bình đều có nguy cơ bị mất nước khi sốt. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú theo nhu cầu và chia cữ bú thành nhiều cữ nhỏ nhằm đảm bảo trẻ bú đủ, cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ.
- Sử dụng thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt thường được kê toa tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, cân nặng, tiền sử bệnh, nguyên nhân gây sốt cụ thể. Việc tự ý cho trẻ dùng thuốc có thể khiến cho trẻ đối mặt với tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, loại thuốc, liều lượng, khoảng cách dùng, thời gian dùng và đường dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn: Trẻ bị sốt nên mặc quần áo thông thoáng, vải mỏng hơn hoặc bớt 1 lớp vải thông thường. Đồng thời, phụ huynh nên tránh tắm cho trẻ bằng nước lạnh, tránh gió và quạt vì điều này sẽ làm trẻ thấy khó chịu hơn. Trẻ có thể biếng ăn hơn khi sốt và bệnh nên phụ huynh lưu ý không nên ép bé ăn.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, quý khách hàng có thể liên hệ trung tâm Sơ Sinh, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, phụ huynh đã hiểu rõ hơn về tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh, từ đó, chăm sóc trẻ đúng cách và hiệu quả hơn. Lưu ý, sốt có thể là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn nào đó nên khi trẻ sốt, phụ huynh nên thông báo cho bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp