Bé yêu của bạn bị rôm sảy, mẩn ngứa hay ngủ không ngon giấc? Hãy thử tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh và bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả của bài thuốc dân gian từ loại cây quen thuộc này đó.
- Cây tầm bóp leo tắm cho trẻ sơ sinh
- Tắm lá đào cho trẻ sơ sinh – Không cẩn thận là gây hại cho con
Tắm lá tía tô có tác dụng gì?
Tía tô là một loại gia vị phổ biến của người Việt Nam. Tía tô có mùi thơm đặc trưng, vị cay, tính ấm. Với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu canxi, sắt, tía tô không chỉ được dùng để chế biến các món ăn ngon mà còn có công dụng chữa bệnh cao.
Theo y học cổ truyền, thân, lá, cành và hạt của cây tía tô đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo đó, lá tía tô giúp ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Bên cạnh đó, tía tô còn chữa ngộ độc, nôn mửa, đau bụng do ăn cua, cá. Cành tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, bình suyễn, phong thấp.
Xem thêm : Bà Bầu Ăn Yến Chưng Táo Đỏ Được Không – Giải Đáp Thắc Mắc Cùng Chuyên Gia
Theo y học hiện đại:
- Chiết xuất lá tía tô đã được chứng minh là có khả năng ức chế tổng hợp tyrosinase và melanin trong tế bào hắc tố của chuột, cho thấy những ứng dụng tiềm năng trong việc làm sáng da. Vì thế, nước tắm lá tía tô thường được sử dụng với mong đợi giúp làn da trắng trẻo, hồng hào.
- luteolin và axit dayic được tìm thấy trong lá tía tô đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Vì vậy nước tắm lá tía tô có thể sẽ hữu ích đối với những trẻ đang bị viêm da, mẩn đỏ, ngứa, mụn nước.
- Tía tô chứa nhiều tinh dầu, mùi thơm ấm cũng giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn.
- Flavonoid trong lá tía tô giúp tăng cường hấp thu vitamin C – nguyên liệu quan trọng để tái tạo mô, giúp sửa chữa các vùng da bị tổn thương. Vì thế nước lá tía tô cũng thường được sử dụng cho người bị bệnh ngoài da như thủy đậu, mẩn ngứa.
Có nên tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh?
Lá tía tô lành tính, hiếm khi gây dị ứng; vì vậy, nó được coi là an toàn khi sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bài thuốc dân gian này đặc biệt hữu ích trong những tháng mùa hè – thời điểm các bé dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy.
Hướng dẫn cách tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh
Cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô rất đơn giản. Bạn hãy thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ tắm
Để tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị:
- 1 nắm lá tía tô tươi
- Nước sạch
- Chậu tắm, chậu tráng, khăn tắm, quần áo, bỉm/tã
- Ấm đun nước
Bước 2: Nấu nước tắm tía tô
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và dụng cụ cần thiết, mẹ hãy tiến hành:
- Nhặt bỏ lá tía tô úa, rửa sạch và ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút, sau đó vớt ra rổ và để ráo nước.
- Tiếp đó, mẹ hãy cho lá tía tô vào ấm, thêm nước và đun sôi trong 10 – 15 phút.
- Việc mẹ cần làm tiếp đến đơn giản là chắt lấy phần nước nấu lá tía tô, pha với nước sạch sao cho nước có nhiệt độ khoảng 37 độ C. Đây chính là nước được sử dụng để tắm cho con.
Bước 3: Tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh
Xem thêm : Thích Nghiên Địch Là Ai? Tiểu Sử, Sự Nghiệp Cập Nhật Chi Tiết Mới Nhất
Cuối cùng, mẹ hãy sử dụng phần nước đã pha sẵn để tắm cho con như cách thông thường. Theo đó, mẹ cần:
- Chọn phòng tắm có nhiệt độ khoảng 24 độ C.
- Cởi bỏ quần áo, tã/bỉm và nhanh chóng đặt con vào chậu tắm với tư thế ngồi để bé không bị lạnh. Đầu và cổ của bé phải ở trên mặt nước.
- Dùng khăn tắm nhẹ nhàng lau khắp người con. Mẹ nên lau kỹ hơn các vùng cơ thể đang bị ngứa, rôm sảy của con.
- Sau 5 phút tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy đưa con sang chậu tráng để làm sạch cơ thể con thêm một lần nữa bằng nước sạch.
- Hoàn tất việc tắm cho con bằng cách lau khô cơ thể và mặc tã/bỉm và quần áo cho con.
Những điều cần lưu ý khi tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm với cơ thể và làn da vô cùng non nớt. Vì vậy, dù lá tía tô an toàn, song mẹ cũng nên cẩn thận khi sử dụng chúng để nấu nước tắm cho bé yêu của mình. Khi tắm lá tía tô cho trẻ, mẹ cần lưu ý vài điều như sau:
- Chọn lá tía tô sạch: Lá tía tô sạch là lá không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên sử dụng tía tô nhà trồng hoặc tía tô mua từ những nguồn uy tín.
- Thử phản ứng dị ứng: Dù lá tía tô lành tính, tuy nhiên, chúng ta không thể chắc chắn nó an toàn tuyệt đối. Vẫn có một ít bé dị ứng với loại rau gia vị quen thuộc này. Vì vậy, với lần đầu tiên, thay vì tắm toàn bộ cơ thể con bằng nước lá tía tô, mẹ hãy thử rửa tay/chân của bé với loại nước này. Nếu con không có biểu hiện bất thường (ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn,… vùng da tiếp xúc với nước lá tía tô) thì mẹ có thể tắm cho con bằng loại nước này vào lần tới.
- Không lạm dụng: Không tắm cho trẻ quá lâu hoặc quá thường xuyên bằng nước lá tía tô. Vì điều này có thể làm mất cân bằng độ pH của da. Mẹ chỉ nên tắm cho con bằng loại nước này 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần dưới 5 phút là đủ.
- Tránh tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh có vết thương hở: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên nếu con bị mẩn ngứa nghiêm trọng, trên da xuất hiện vết thương hở, cha mẹ không nên tự ý tắm cho con bằng lá tía tô. Trong trường hợp này, cách tốt nhất mà cha mẹ có thể làm là đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Kết luận
Bạn đã biết công dụng và cách thức tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh rồi đúng không? Nước tắm lá tía tô có tác dụng tốt cho trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa. Tuy nhiên, cha mẹ cần thực hiện tắm cho con đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất nhé!
Tác giả: Fitobimbi
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp