Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong xảy ra thường xuyên và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh. Mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để xác định đúng nguyên nhân và biện pháp ngăn ngừa cho trẻ.
1. Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong có sao không?
Trong những năm tháng đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượng trớ ra nước trong. Đây là phản ứng sinh lý nên thường không nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Nước trong hoặc nước màu trắng là nước bọt, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đôi khi là cả chất nhầy. Hoặc tất cả những thứ trên được hòa lẫn với nhau.
Nếu bé trớ ra nước trong nhưng vẫn ăn uống bình thường, cân nặng tăng đều, tinh thần vui vẻ thì mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân chỉ là do thay đổi sinh lý trong quá trình phát triển của trẻ. Kể cả khi trẻ ọc ra sữa trắng đục, sữa vón cục hoặc nôn mạnh ra dịch nhầy màu trắng vẫn là dấu hiệu bình thường:
– Nếu chất lỏng màu trắng sữa thì đó chỉ là sữa và nước bọt.
– Nếu trẻ ọc sữa kèm các cặn đông vón thành cục thì đó là sữa đang tiêu hóa bởi acid dạ dày.
– Nếu trẻ khạc ra một khối lớn màu trắng, đây là kết quả của phản xạ nôn mạnh.
Tuy nhiên, khi con đau đớn, cáu kỉnh, quấy khóc, bỏ ăn và mệt mỏi. Hoặc khi trớ ra nước trong nhưng sau đó kèm theo dịch nôn đổi màu như vàng, xanh lá, đỏ, hồng thì đều là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị ốm. Lúc này mẹ cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé và đưa bé đến bệnh viện để xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân bé sơ sinh trớ ra nước trong
Mẹ hãy đọc các thông tin dưới đây và xác định nguyên nhân gây trớ của con.
2.1. Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trớ ra nước trong là hiện tượng xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Bình thường, cơ thắt tâm vị có tác dụng giữ thức ăn ở dạ dày, ngăn không cho chúng trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, cơ thắt tâm vị ở trẻ dưới 1 tuổi còn chưa hoàn thiện. Cộng thêm dạ dày nằm ngang và thể tích dạ dày nhỏ nên sữa vào dạ dày dễ bị đẩy ngược lên và gây ra nôn trớ. Nếu trẻ vừa bú xong thì dịch trớ ra thường có màu trắng của sữa, còn khi đói thì dịch trớ thường màu trong do sữa đã được tiêu hóa 1 phần.
Trẻ dưới 1 tuổi có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên thường xuyên trớ ra nước trong
2.2. Mọc răng
Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên trong khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi. Từ lúc này, những cơn đau bắt đầu xuất hiện do nướu bị nứt ra để răng nhú lên. Đồng thời, nước bọt cũng được kích thích chảy nhiều hơn để làm dịu các cơn đau. Nhưng vì trẻ sơ sinh không kịp nuốt nên lượng nước bọt dư thừa chảy ra ngoài và gây ra hiện tượng bé sơ sinh trớ ra nước trong.
Mẹ có thể giúp bé giảm bớt khó chịu bằng cách dùng ngón tay massage nhẹ phần lợi bị đau hoặc cho bé cắn khăn mát.
Tuy nhiên, một số trẻ khi mọc răng có thể chảy nước bọt kèm theo nôn xong không chịu ăn, quấy khóc liên tục. Nhiều khả năng bé đang gặp kèm các vấn đề bệnh lý khác được đề cập dưới đây.
2.3. Trẻ sơ sinh ọc ra nước trong do ốm
Từ 6 tháng tuổi trở đi, kháng thể của mẹ truyền sang con bắt đầu mất dần. Và phải đến khi con lên 3 tuổi thì hệ thống miễn dịch mới hoàn thiện. Do đó, giai đoạn từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi được coi là “khoảng trống miễn dịch” của bé. Trong giai đoạn này, bé thường xuyên mắc bệnh, đặc biệt là ốm, cảm lạnh, cảm cúm, viêm đường hô hấp….
Khi ốm, bé chưa biết cách xì mũi hay ho khạc chất nhầy nên thường nuốt xuống bụng, kích thích cổ họng gây trớ. Chất trớ có màu trong khi trẻ có nôn, sốt kết hợp với tiêu chảy. Nguyên nhân là do tiêu chảy làm dạ dày bị rỗng, khi nôn chỉ còn nước trong hoặc các chất nhầy trẻ nuốt xuống bị đẩy ra ngoài.
2.4. Trào ngược dạ dày thực quản (GER)
Xem thêm : Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
Tình trạng này khiến các chất trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, kích thích gây nôn trớ. Tình trạng trớ ra nước trong do trào ngược gặp phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi. Dịch trớ ra là sữa mẹ, sữa công thức hoặc dịch tiết dạ dày khi bụng đói. Theo thống kê, có hơn 2/3 trẻ bị trào ngược thường nôn trớ vài lần trong ngày.
Nếu con vẫn tăng cần đều, tinh thần vui vẻ, chịu chơi thì GER không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nó có thể bảo hiệu các bệnh lý nghiêm trọng hơn như dị ứng, tắc nghẽn hệ tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi chuyển thành bệnh GERD, trẻ nôn nhiều và dữ dội hơn khiến cơ thể mất nhiều dinh dưỡng. Biểu hiện đặc trưng của trẻ là đau, khóc, không chịu ăn và sụt cân trong thời gian dài.
Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở trẻ 4 tháng tuổi
2.5. Hẹp môn vị
Hẹp môn vị là tình trạng hiếm gặp, xảy ra khi khe môn vị của trẻ bị thu hẹp. Dẫn đến hạn chế thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non. Lúc này, dạ dày sẽ thích nghi bằng cách co bóp mạnh hơn để đẩy thức ăn đi qua. Nhưng do đường dẫn quá hẹp nên thức ăn bị đẩy lên miệng với một áp lực rất lớn và gây ra nôn trớ. Tình trạng bé sơ sinh ọc ra nước trong xảy ra nhiều hơn khi đói, do dạ dày tăng co bóp khi rỗng.
Trẻ sơ sinh bị trớ ra nước do hẹp môn vị thường nôn dữ dội hơn tình trạng trớ thông thường. Cứ ăn vào là nôn nên trẻ luôn trong tình trạng đói và đòi ăn. Vì thế, trông bé sẽ mệt mỏi, xanh xao hơn rõ rệt.
Hơn nữa, nó gây nguy hiểm vì nôn nhiều làm bào mỏng lớp nhầy bảo vệ của dạ dày. Dẫn đến niêm mạc tiêu hóa dễ bị tổn thương như viêm, loét dạ dày.
Bắt đầu từ khi con được 2 đến 3 tuần tuổi, mẹ cần đánh giá xem con có bị hẹp môn vị không khi thấy con có hiện tượng trớ ra nước trong. Đồng thời cần liên hệ ngay với chuyên gia để được xử trí ngay tình trạng này
Mời mẹ tham khảo thêm: Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ: 7 nguyên nhân mẹ phải biết
3. Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa trẻ sơ sinh trớ ra nước trong?
Mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây, để ngăn ngừa tình trạng trớ ra nước trong ở trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
3.1. Luôn cho bé bú ở tư thế thẳng đứng
Mẹ hãy nhớ luôn cho con bú ở tư thế thẳng đứng để bé dễ kiểm soát nhịp độ bú. Nhờ đó, không bị bất ngờ khi sữa chảy vào miệng và hạn chế được tình trạng nôn trớ.
Sau khi cho bú xong, mẹ hãy giữ con ở tư thế thẳng đứng trong một thời gian ngắn từ 20 đến 30 phút. Điều này giúp sữa di chuyển xuống dạ dày dễ dàng hơn và tăng thời gian tiêu hóa thức ăn, do trọng lực giữ thức ăn không bị trào ngược lên thực quản.
Bú ở tư thế thẳng đứng là giải pháp hạn chế trớ ra nước trong ở trẻ sơ sinh
3.2. Điều chỉnh tốc độ cho bú ở trẻ sơ sinh
Tốc độ sữa chảy chậm sẽ khuyến khích trẻ bú nhiều hơn và giảm tình trạng nôn trớ khi bú. Mẹ có thể duy trì dòng sữa bằng cách giữ bình sữa nằm ngang và lượng sữa chỉ chứa khoảng 1/2 độ dài núm vú.
Ngoài ra, khi cho con bú mẹ nên cho bé nghỉ, tránh bú liên tục. Đồng thời, cho phép bé bú từ 5 đến 10 lần, sau đó kéo nhẹ núm vú ra sau sao cho núm vú chạm vào môi dưới của trẻ. Và đợi vài phút đến khi xong sẵn sàng, mới cho con kéo núm vú trở lại miệng.
3.3. Giúp trẻ ợ hơi
Trong khi bú, con có thể nuốt phải nhiều không khí hơn, gây cảm giác đầy bụng, khó chịu dẫn đến ợ hơi. Điều này có thể dẫn đến trẻ bị trớ ra nước trong nên cần loại bỏ bằng cách vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú. Thực hiện theo 2 bước dưới đây:
– Bước 1: Đặt một tấm vải mềm lên vai và bế bé thẳng đứng và tựa đầu vào vai mẹ.
Xem thêm : Những loại hoa hồng chịu bóng râm
– Bước 2: Một tay bế bé, một tay khum lại vỗ nhẹ lưng theo hướng từ dưới lên trên đến khi bé ợ hết hơi ra.
3.4. Không để trẻ sơ sinh nằm sấp
Nằm sấp sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, kích thích trẻ nôn trớ và dễ bị ngạt thở, đặc biệt là sau khi ăn no. Mẹ hãy chắc chắn rằng con luôn nằm ngửa. Vì điều này không chỉ hạn chế tình trạng chảy nước miếng và còn giúp ngăn ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
3.5. Kiểm tra kích thước tã của trẻ
Mặc dù điều này nghe có vẻ hơi xa lạ, nhưng quần áo hoặc tã bị chật có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và gây trớ ra nước trong ở trẻ sơ sinh. Vì thế, khi lựa chọn đã mẹ cần chọn đúng kích thước và chứa các thành phần không gây kích ứng cho da của bé.
Có thể mẹ quan tâm: Trẻ ho nôn trớ phải làm sao
3.6. Sử dụng men vi sinh đa chủng
Men vi sinh đa chủng có tác dụng bổ sung đa dạng vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá. Đồng thời, ức chế và tiêu diệt các hại khuẩn sinh khí. Kết hợp với làm tăng nhu động ruột, giúp bé tiêu hoá thức ăn nhanh hơn. Nhờ đó, làm giảm áp lực bên trong dạ dày và giảm trớ ra nước trong ở trẻ sơ sinh.
BioAmicus Complete là men vi sinh 10 chủng lợi khuẩn đầu tiên tại Việt Nam, phản ánh chính xác nhất hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Giúp bổ sung đầy đủ lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hoá và hạn chế sự phát triển của hại khuẩn sinh khí. Vì thế, BioAmicus Complete là giải pháp hiệu quả để trẻ hết trớ ra nước trong. Ngoài ra, sản phẩm còn thúc đẩy miễn dịch dịch thể, tăng cường khả năng chống lại vi sinh vật gây bệnh. Do đó làm giảm nguy cơ trớ ra nước trong ở trẻ sơ sinh do ốm vặt.
Hiện nay, BioAmicus Complete đã có mặt tại hơn 3000 điểm bán trên toàn quốc và vượt qua hàng rào kiểm định nghiêm ngặt của 30 quốc gia. Đồng thời, được các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo sử dụng hàng ngày trẻ sơ sinh bị trớ ra nước trong. Vì thế, các mẹ có thể an tâm sử dụng sản phẩm cho con.
Men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete cải thiện tình trạng trớ ra nước trong ở trẻ sơ sinh
4. Bé sơ sinh trớ ra nước trong, khi nào cần đưa đi gặp bác sĩ
Đối với trẻ sơ sinh hay trớ ra nước trong, có kèm một trong các dấu hiệu nghiêm trọng sau mẹ cần liên hệ ngay với chuyên gia:
– Tiêu chảy
– Mất nước, ít đi tiểu, miệng khô
– Nôn trớ liên tục
– Sốt cao từ 38,5°C trở lên hoặc cơn sốt kéo dài quá 5 ngày
– Trông bé xanh xao, mệt mỏi, bỏ ăn, sụt cân rõ rệt
Cha mẹ cần mang trẻ đến thăm khám bác sĩ để được áp dụng biện pháp xử lý kịp thời và hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm hơn.
Mẹ cần đọc thêm bài viết sau, nếu gặp tình trạng: Trẻ sơ sinh hay bị nhợn
Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong là tình trạng phổ biến nhưng có thể hạn chế bằng cách áp dụng các biện pháp trên. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85 hoặc trang chủ BioAmicus để được dược sĩ chuyên môn tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp