Trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất, mặc ấm hay không là câu hỏi được khá nhiều phụ huynh quan tâm khi có con đang rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi đó, phụ huynh cũng nên tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện khi con bị sốt chân tay lạnh.
Nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh
Thông thường, khi trẻ sốt sẽ bị nóng ở toàn thân, từ đầu cho tới chân và tay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thể của trẻ rất nóng nhưng tay chân lại rất lạnh, thậm chí là tím tái. Trẻ bị sốt chân tay lạnh sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Bạn đang xem: Trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất hay không là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh khi có con gặp tình trạng này. (Ảnh minh họa)
Trường hợp 1: Sốt cao là triệu chứng và tay chân lạnh là hệ quả của sốt
Đa số trẻ em bị sốt chân tay lạnh đều nằm trong trường hợp này. Lúc này, sốt là biểu hiện của cơ thể đang chống lại các tác nhân gây bệnh.
Khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của bé dưới sự chỉ đạo của vùng hạ đồi sẽ phóng thích các kháng thể ngăn cản sự xâm nhập này. Đồng thời, trung tâm điều khiển nhiệt của hệ thần kinh trung ương sẽ phát tín hiệu để cơ thể thoát nhiệt ra bên ngoài bằng phản ứng sốt.
Trong khi đó, hệ thần kinh của trẻ còn chưa phát triển đầy đủ. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, các dây thần kinh chịu trách nhiệm co giãn mạch máu bị rối loạn, dẫn đến mạch máu ở tứ chi bị co thắt khiến máu được vận chuyển tới đây ít hơn, gây ra hiện tượng chân tay lạnh. Khi trẻ hạ sốt, các mạch máu sẽ giãn ra, bé sẽ vã mồ hôi, chân tay hồng hơn và không còn lạnh nữa.
Trường hợp 2: Sốt cao và tay chân lạnh đều là hệ quả của siêu vi
Trong một số trường hợp khác, sốt chân tay lạnh lại là dấu hiệu của tình trạng nhiễm siêu vi. Đây là một tình trạng nghiêm trọng vì lúc này rất có thể trẻ mắc phải bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.
Hậu quả khi trẻ sốt chân tay lạnh
Trẻ sốt cao chân tay lạnh kéo dài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
– Mất nước
– Rối loạn hô hấp
– Kém ăn do dịch tiêu hóa ít
– Mức lọc cầu thận giảm nên dễ bị nhiễm độc, ngộ độc
– Co giật nếu trẻ sốt cao
Xem thêm : 100+ tên con trai họ Dương hay ấn tượng và ý nghĩa nhất hiện nay
– Nguy hiểm hơn là để lại di chứng não
Trẻ sốt chân tay lạnh kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)
Biểu hiện trẻ bị sốt chân tay lạnh
Các dấu hiệu của sốt chứng tỏ con không bị bệnh nặng bao gồm:
– Có màu da bình thường.
– Trẻ nói chuyện, sinh hoạt bình thường, ít quấy khóc.
– Môi và lưỡi không khô, không khát nước.
– Trẻ không ngủ li bì, nếu gọi có thể dậy nhanh chóng
Các dấu hiệu khác của sốt chứng tỏ bệnh tình của con đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn:
– Môi và má hồng đỏ.
– Trẻ ngủ li bì, lừ đừ, quấy khóc nhiều giờ
– Môi và lưỡi khô, thường xuyên khát nước
– Da nhợt nhạt, tím tái, ra mồ hôi trộn nhiều
– Chân tay lạnh liên tục trong nhiều giờ
Xem thêm : Cách tra cứu số điện thoại gọi đến Panasonic KX-TSC881
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi sốt 39 độ
Khi gặp các dấu hiệu nguy hiểm, bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện để thăm khám ngay lập tức.
Trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất không?
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh, nhiều bậc phụ huynh liền mặc thêm quần áo, đi tất chân, tất tay cho con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe, khi con bị chân tay lạnh, việc đi tất, mặc ấm cho con còn phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể, nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Bởi lẽ điều này là do khi trẻ bị sốt, trẻ cần tản nhiệt để hạ sốt. Trong khi đó, khả năng thoát nhiệt của trẻ còn kém, quấn kín trẻ sẽ khiến tuyến mồ hôi bị bịt kín, rất khó để tản nhiệt ra ngoài. Quấn kín, đi tất cho trẻ khi sốt chân lạnh sẽ khiến nhiệt độ của bé tăng cao hơn, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác.
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh, bố mẹ không nên tìm cách hạ sốt cho trẻ thay vì cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay. (Ảnh minh họa)
Cách xử lý khi trẻ bị sốt chân tay lạnh
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh, bố mẹ cần xử lý theo từng giai đoạn như sau:
– Giai đoạn tăng nhiệt độ: Nên giữ ấm cho trẻ
Khi tay, chân của trẻ lạnh trong khi nách, trán, miệng và các bộ phận khác nóng, mẹ nên nghi ngờ tới khả năng con bị sốt. Lúc này, mẹ có thể cho con uống nước ấm, đi tất hoặc ngâm chân cho trẻ trong nước ấm để cải thiện hệ tuần hoàn ngoại vi.
Khoảng thời gian này sẽ không kéo dài quá lâu và nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ tăng lên. Thông thường hiện tượng sốt cao sẽ kéo dài trong 1-2 giờ nên bố mẹ cần phải chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ.
– Giai đoạn sốt cao liên tục: Nên tản nhiệt cho trẻ
Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất nóng và mẹ nên lấy khăn ấm lau khắp cơ thể trẻ và cho trẻ uống nhiều nước hơn. Khi nhiệt độ cao quá 38,5 độ C, mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu trẻ sốt nhưng vẫn chơi và sinh hoạt bình thường thì bố mẹ không cần phải cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt ngay lập tức. Bởi sốt cũng là biểu hiện của cơ thể khi đang chống lại sự phát triển của mầm bệnh. Nếu trẻ sốt cao liên tục không có dấu hiệu giảm dù đã làm đủ mọi cách, trẻ ngủ li bì, da tím tái thì bố mẹ cần đữa trẻ tới bác sĩ ngay.
– Giai đoạn hạ sốt: Cho trẻ uống nhiều nước
Lúc này, trẻ sẽ ra mồ hôi nhiều. Bố mẹ cần phải quan sát xem trẻ có cảm thấy quá khó chịu hay không, cho trẻ uống nhiều nước hoặc oresol để bổ sung kịp thời chất điện giải để tránh mất nước, rối loạn tuần hoàn và rối loạn điện giải. Đối với trẻ có tiền sử sốt cao và co giật, bố mẹ nên theo dõi chặt chẽ sự thay đổi nhiệt độ cơ thể trẻ và chủ động hạ sốt, nếu cần hãy sử dụng thuốc chống co giật theo sự chỉ định của bác sĩ.
Hy vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh đã rõ câu trả lời về việc trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất không và có cách xử lý hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp