Chi tiết bài tư vấn

Hành vi của trẻ tự kỷ thường có những bất thường, khác biệt với những đứa trẻ khác. Bài viết này sẽ chỉ ra những hành vi bất thường của trẻ tự kỷ để ba mẹ có thể nhận biết và đưa ra phương pháp điều trị sớm.

Tự kỷ ở trẻ là bệnh gì?

Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, một nhóm những rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển của bộ não. Theo nghiên cứu của viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ, rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiệu từ rất sớm. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ, 75% tiến triển trong ba năm đầu đời của trẻ, thường xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào, không phụ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ của cha mẹ.

7 hành vi của trẻ tự kỷ thường gặp nhất

Thích một mình

Trẻ thường chỉ muốn có không gian riêng của mình, bó hẹp phạm vi tiếp xúc với người khác, không muốn giao lưu.

Chống lại sự thay đổi

Trẻ tự kỷ thường khó chịu trước những thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Một sự thay đổi nhỏ trong thông lệ thường ngày có thể làm trẻ nổi giận.

Nhiều trẻ hay xếp đồ chơi và vật dụng thành hàng dài và rất khó chịu nếu như trật tự này bị thay đổi. Hiện tượng này gặp ở trẻ tự kỷ có chậm phát triển trí tuệ nhiều hơn gấp hai lần so với trẻ tự kỷ có trí thông minh bình thường. Hầu hết trẻ tự kỷ đều chống lại việc học và thực hành một hoạt động mới.

Sự gắn bó bất thường

Nhiều trẻ tự kỷ có sự gắn bó mạnh mẽ với những đồ vật khác thường, ví dụ một món đồ chơi nào đó như trái banh chẳng hạn.

Trẻ có thể luôn mang theo món vật nào đó bên mình, và nếu có ai đó lấy vật này đi thì trẻ sẽ giận dữ, phản kháng lại ngay. Nếu vật này vẫn không được trả lại, trẻ thường sẽ quay sang tìm kiếm một món đồ khác để thay thế.

Rối loạn vận động

Các mốc chuyển tiếp trong quá trình phát triển vận động của trẻ tự kỷ có thể bị chậm trễ hơn các trẻ bình thường. Các em thường gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác. Nhiều trẻ rất hiếu động, nhưng sẽ giảm bớt khi đến tuổi thiếu niên. Trẻ hay nhăn nhó, vỗ đập cánh tay, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, chạy chúi đầu về phía trước, nhảy, đi đều bước, lắc lư hoặc đu đưa thân mình, xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất, vào tường.

Một số trẻ có trạng thái căng cơ khi phấn khích hoặc khi quá chăm chú.

Hành vi mang tính chống đối

Các hành vi mang tính nghi thức, thúc ép ở trẻ tự kỷ thường liên quan đến những thông lệ cứng nhắc như: từ chối ăn một loại thức ăn nào đó; hoặc những hành vi có tính rập khuôn, lặp đi lặp lại (VD: vung vẩy hai cánh tay, hoặc đưa bàn tay lên gần mặt rồi xoắn vặn hoặc bật bật các ngón tay…).

Khiếm khuyết về nhận thức, trí tuệ

Hầu hết trẻ tự kỷ đều có chậm phát triển trí tuệ. Khoảng 40-60% có IQ 50. Chỉ khoảng 20-30% có IQ >= 70. Do đa số trẻ tự kỷ khó làm các test trí tuệ (nhất là các test dùng lời nói) nên các kết quả IQ vẫn còn bàn cãi .

Trẻ tự kỷ có IQ thấp thường kèm theo các khiếm khuyết nặng về kỹ năng quan hệ xã hội và có nhiều đáp ứng xã hội lệch lạc, chẳng hạn trẻ hay sờ mó hoặc ngửi đồ vật và người khác, có những hành vi định hình và tự gây thương tích bản thân.

1/3 trẻ tự kỷ có chậm phát triển trí tuệ sẽ bị động kinh, còn trẻ tự kỷ có trí tuệ khá thì tỷ lệ này thấp hơn. Vì vậy, những bài trắc nghiệm IQ cũng phần nào có ý nghĩa tiên lượng mà thôi.

Khác với những trẻ chậm phát triển tâm thần, tình trạng chậm phát triển của trẻ tự kỷ vẫn còn chừa lại những “khoảng” trí tuệ bình thường hoặc gần như bình thường (thể hiện trong phần thao tác của các test trí tuệ).

Về nhận thức, trẻ tự kỷ không thể bắt chước, không hiểu ý nghĩa của lời nói, cử chỉ và điệu bộ, thiếu hẳn tính uyển chuyển, sáng tạo, không thể hiểu biết về luật lệ, không thể xử lý hoặc sử dụng các thông tin.

Đáp ứng không bình thường về mặt giác quan

Trẻ tự kỷ có thể bị mê hoặc bởi các bóng đèn, các hoa văn, những vật có chuyển động xoay tròn, hoặc một thứ âm thanh nào đó.

Trẻ thao tác trên đồ vật, đồ chơi không theo các cơ năng thông thường của món đồ đó, mà như để thỏa mãn sự kích thích của các giác quan. Trẻ có thể kiên trì làm đi làm lại các thao tác xếp đồ vật thành hình dài, xếp chồng đồ vật lên nhau hoặc xoay một món đồ để nó xoay tròn. Trẻ cũng có thể làm đi làm lại những việc như dội nước bồn cầu hoặc liên tục tắt mở các bóng đèn. Tuy tránh né các tiếp xúc cơ thể, nhưng một số trẻ tự kỷ rất thích các trò chơi mạnh bạo, ví dụ: tung hứng, cù lét, đánh đu, “bay tàu bay”…

Phương pháp trị liệu các hành vi bất thường của trẻ tự kỷ

Phương pháp thư giãn

Phương pháp thư giãn: Trẻ tự kỷ thường dễ bị kích động bởi những điều bình thường như tiếp xúc cơ thể, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Chúng cũng có thể bị áp lực và thất vọng bởi những việc bất ngờ, chẳng hạn như thay đổi thói quen thường ngày. Trẻ tự kỷ thường dễ bị kích động, vì vậy điều quan trọng là người trị liệu nên biết cách để xoa dịu trẻ, cho trẻ không gian thoải mái, vui chơi cùng trẻ…

Kỷ luật củng cố

Bao gồm củng cố tích cực và củng cố tiêu cực. Củng cố tích cực có sử dụng những kích thích có tính tích cực như phần

thưởng và có điều kiện hoá để cá nhân có được hành vi mong muốn. Củng cố tiêu cực là chấm dứt một kích thích tiêu cực gây khó chịu nhưng đem lại một số hành vi mong muốn.

Giải mẫn cảm có hệ thống

Là phương thức dựa trên những nguyên tắc của điều kiện hóa cổ điển. Khách hàng được hướng dẫn phương pháp thư giãn và trong khi đó thì tưởng tượng ra trong đầu một loạt các cấp độ của tình huống có vấn đề, và cấp độ mạnh dần lên. Cuối cùng khách hàng đạt tới một điểm mà ở điểm này những tác nhân gây ra sự khổ tâm của khách hàng không còn tác dụng.

Huấn luyện nâng cao

Huấn luyện nâng cao khả năng tự tin, quyết đoán. Là kỹ thuật liên quan đến hướng dẫn mọi người bộc lộ cảm xúc. Vừa những cảm xúc tích cực vừa bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình một cách cởi mở. Thông qua tập diễn hành vi, huấn luyện các kỹ năng xã hội.

Sử dụng công cụ trị liệu

Sử dụng công cụ trị liệu: có tác dụng tập trung sự chú ý của trẻ. Sử dụng như một công cụ giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng lo lắng, những bực tức, giúp giảm bớt những hành vi không mong muốn ở trẻ.

Chứng tự kỷ là những rối nhiễu đặc hiệu trong việc không thể thiết lập mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài, làm cho trẻ mất khả năng giao tiếp, đặc biệt là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì những hành động tự gây hại, quậy phá đó. Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu trẻ tự kỷ rất quan trọng để hỗ trợ điều trị kịp thời.

Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.

Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là BSCKII Phạm Đức Thịnh với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa; hơn 10 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (còn gọi là Trung tâm Nguyễn Khắc Viện).

Sau khi trở thành Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bác sĩ Thịnh vẫn trực tiếp tham gia chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi…

Với trình độ chuyên môn cao về Nhi khoa và Tâm lý trẻ em cùng sự tận tâm với bệnh nhi BS Thịnh đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình có trẻ tự kỷ trị liệu thành công.