Sự phát triển của Internet đã khiến nhiều tác phẩm văn học, thơ, nhạc xuất hiện trên các diễn đàn, trang web, hội nhóm, V/v. Đa số các tác phẩm này không được đề tên hoặc không xác định được danh tính tác giả. Một số tác phẩm được đánh giá có tính nghệ thuật và giá trị văn học cao. Trường hợp chưa xác định được tác giả tác phẩm khuyết danh thì tác phẩm sẽ do tổ chức, cá nhân quản lý theo quy định pháp luật.
Đọc thêm: Quyền sở hữu tác phẩm văn học sau khi tác giả mất
Bạn đang xem: Ai là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh
Đọc thêm: Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và biện pháp bảo vệ
1. Tác phẩm khuyết danh trong văn học Việt Nam
“Phạm Công – Cúc Hoa” là một truyện thơ Nôm xuât hiện trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Truyện gồm hơn 4000 câu thơ lục bát, dài hơn Truyện Kiều và được coi là một trong những truyện Nôm có số câu nhiều nhất. Truyện Phạm Công – Cúc Hoa được dựng thành nhiều vở diễn cải lương, kịch và phim truyền hình. Trong đó nổi tiếng nhất là bộ phim “Phạm Công – Cúc Hoa” của đạo diễn Lưu Bạch Đàn vào những năm 1990.
Từ trước đến nay Phạm Công – Cúc Hoa vẫn được coi là tác phẩm khuyết danh. Chỉ đến cuộc triển lãm tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM năm 2009 tác giả tác phẩm mới được xác định. Theo một bản in khắc gỗ được xuất bản năm 1880 tại Chợ Lớn, tác giả truyện thơ được xác định là Dương Minh Đức Thị. Tuy nhiện hiện nay ngoài tên thì không có tài liệu nào khác về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm khác của Dương Minh Đức Thị.
2. Quy định của pháp luật về tác giả tác phẩm khuyết danh
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP định nghĩa tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả trên tác phẩm khi công bố. Tên tác giả tác phẩm còn thiếu là tên khai sinh hoặc bút danh. Do không xác định được tác giả mà việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm khuyết danh cũng có khác biệt so với các tác phẩm khác.
2.1. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả tác phẩm khuyết danh
Quyền tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Quyền nhân thân (trử quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn. Quyền tài sản đối với tác phẩm khuyết danh được quy định như sau
– Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 70 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Thời hạn này áp dụng với tác phẩm chưa xác định được thông tin tác giả;
Xem thêm : Bảo vệ đồ án là gì? Những lưu ý cần biết về bảo vệ đồ án
– Khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì tác phẩm khuyết danh được chuyển sang bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn là 50 năm sau khi đồng tác giả cuối cùng chết.
2.2. Chuyển nhượng quyền tác giả tác phẩm khuyết danh
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm đó cho tổ chức, cá nhân khác và được hưởng thù lao từ việc chuyển nhượng. Các quyền nhân thân (trử quyền công bố tác phẩm) là quyền không được chuyển nhượng. Tổ chức, cá nhân có thể nhận chuyển nhượng một hoặc toàn bộ các quyền sau
– Quyền công bố tác phẩm khuyết danh;
– Làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc là tác phẩm khuyết danh. Tuy nhiên việc dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên giải của tác phẩm phái sinh không được làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm khuyết danh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng.
Lưu ý tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng chỉ được hưởng các quyền nêu trên cho đến khi danh tính của tác giả được xác định. Trường hợp muốn tiếp tục sử dụng thì phải ký kết hợp đồng với tác giả tác phẩm khuyết danh.
2.3. Tổ chức, cá nhân quản lý tác phẩm khuyết danh
Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi tác giả tác phẩm được xác định. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý. Ngoài Nhà nước pháp luật còn quy định một chủ thể khác quản lý tác phẩm khuyết danh là tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm. Tuy nhiên không có quy định cụ thể hướng dẫn xác định tổ chức, cá nhân nào được quản lý. Trình thự, thủ tục và hồ sơ đăng ký quản lý tác phẩm khuyết danh.
Thực tế hiện nay đa số tác phẩm khuyết danh thuộc thẩm quyền quản lý của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận chuyển nhượng quyền tác giả thực hiện hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và trả thù lao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ của chúng tôi?
Là Công ty chuyên về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, đầu tư. Chúng tôi tự hào mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu Việt Nam.
Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, chúng tôi tin rằng mình sẽ làm hài lòng Quý khách bởi chất lượng dịch vụ của mình.
Qua những khâu tuyển chọn chặt chẽ và nghiêm khắc, mỗi một chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi đều là những người đã hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước, đáp ứng được kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế.
Hy vọng rằng với những tư vấn của chúng tôi sẽ giải quyết được những vướng mắc của Quý Khách về Ai là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc, Quý khách hàng có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty TNHH Tư vấn pháp lý LNP.
________________________________ Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề, chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý của mình đến khách hàng trên toàn quốc. Liên hệ Luật sư tư vấn và hỗ trợ tất cả các Dịch vụ liên quan đến Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp, Đầu tư: LNP LAW Địa chỉ: số 225A Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 02463292936 HOTLINE: 0832929912 Email: info@lnplegal.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp