Điều kiện ra đời của Triết học Mác – Lênin?

Chủ nghĩa Mác – Lênin là thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại do C. Mác và Ph. Ăngghen đặt nền móng sau đó được Lênin kế tục, phát triển. Vậy Điều kiện ra đời của Triết học Mác – Lênin?

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những nội dung liên quan đến Điều kiện ra đời của Triết học Mác – Lênin? nhằm giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này.

Nguồn gốc của Triết học Mác – Lênin

Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống. Có thể thấy nguồn gốc của bao gồm:

– Nguồn gốc nhận thức:

+ Con người xuất hiện và cùng với sự vật hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người có nhu cầu nhận thức thế giới bằng một loạt các câu hỏi cần giải đáp: thế giới ấy từ đâu mà ra? nó tồn tại và phát triển như thế nào, có quy luật nào cho sự ra đời của các sự vật, hiện tượng hay không. Và Triết học xuất hiện nhằm trả lời cho những câu hỏi đó của con người.

+ Triết học là một hình thái ý thức xã hội có tính khái quát và tính trừu tượng cao, do đó, triết học chỉ xuất hiện khi con người đã có trình độ tư duy trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận.

– Nguồn gốc xã hội: Lao động đã phát triển đến mức có sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, xã hội phân chia thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp thống trị có điều kiện nghiên cứu triết học. Bởi vậy ngay từ khi Triết học xuất hiện đã tự mang trong mình tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định.

Điều kiện ra đời của Triết học Mác – Lênin?

+ Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp. Nhiều nước giành thắng lợi trong cuộc cách mạng công nghiệp và hoạt động sản xuất hàng hóa ngày càng lớn. Cùng với sự phát triển và củng cổ về các phương thức sản xuất thì điều này cũng gây ra nhiều mặt trái, đó là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt, những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.

+ Chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển chuyển từ tự phát lên tự giác. Từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị, điển hình như cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liong (Pháp – 1831), khởi nghĩa của thợ dệt ở Xiledi (Đức – 1844), phong trào Hiến chương ở Anh (từ năm 1836 đến năm 1847).

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có một lý luận khoa học, cách mạng dẫn đường, trong khi đó có rất nhiều các trào lưu tư tưởng phản khoa học tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân.

Điều này đã thúc đẩy cho sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói, sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài lịch sử cùng với cuộc đấu tranh mạnh mẽ của họ là điều kiện chính trị – xã hội quan trọng nhất thúc đẩy sự ra đời của Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.

Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội

– Trong triết học Mác – Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất chặt chẽ với nhau. Thế giới quan trong triết học Mác – Lênin là thế giới quan duy vật biện chứng. Phương pháp luận trong triết học Mác – Lênin là phương pháp luận biện chứng duy vật.

+ Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về vị trí con người trong thế giới cũng như về bản thân cuộc sống con người. Thế giới quan có vai trò quan trọng trong việc định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống của mình

+ Vai trò phương pháp luận được hiểu là lý luận về phương pháp. Phương pháp luận biểu hiện là một hệ thống những quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Triết học với tư cách là hệ thống quan điểm lý luận về thế giới, không chỉ biểu hiện là một thế giới quan nhất định mà còn biểu hiện là một phương pháp luận phổ biến chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.

Với tư cách là cơ sở thế giới quan và cơ sở phương pháp luận phổ biến, triết học Mác – Lênin có mối quan hệ hữu cơ với các bộ môn khoa học cụ thể. Nó vừa là kết quả của sự tổng kết, khái quát các thành tựu của khoa học cụ thể lại vừa là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận phổ biến đúng đắn cho sự phát triển của các khoa học cụ thể.

Triết học đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội. Việc tìm hiểu, vận dụng triết học là một điều kiện không thể thiếu của việc nâng cao hiểu biết và năng lực tư duy lý luận, là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và mỗi quốc gia nói chung.

Trên đây là những chia sẻ của của chúng tôi về Điều kiện ra đời của Triết học Mác – Lênin? chúng tôi mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ về vấn đề này. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề này vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.