I. Phần mở đầu
1. Giới thiệu khái quát về nguồn gốc hình thành triết học và triết học Mác – Lênin
1. Nguồn gốc của triết học:
Bạn đang xem: Nguồn gốc, định nghĩa, đối tượng và chức năng cơ bản của triết học Mác Lê Nin
Triết học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức về thế giới của con người. Triết học chỉ xuất hiện khi những kho tàng tri thức của loài người đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định. Trên cơ sở đó, những tri thức riêng lẻ về thế giới phải được tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, học thuyết… đủ sức phổ quát để giải thích thế giới.
Triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương đối cao của sản xuất ra hội , phân công lao động xã hội hình thành, có của cải dư thừa, tư hữu hóa về tư liệu sản xuất, sự phân hóa giai cấp lao động, nhà nước ra đời. Tầng lớp trí thức xuất hiện , có điều kiện và nhu cầu và nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm hình thành học thuyết, lý luận. Những người xuất sắc trong tầng lớp này được xã hội công nhận là các nhà thông thái, các triết gia. ( Hình ảnh minh họa những nhà triết gia nổi tiếng lúc bấy giờ )
1. Nguồn gốc hình thành của triết học Mác – Lênin
Sự xuất hiện của triết học Mác là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học nhân loại, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế – xã hội, mà thực tiễn là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản và là kết quả của sự thống nhất những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của Các và Ph.Ăngghen.
Trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản chuyến biến thành chủ nghĩa đế quốc , giai cấp tư sản bộc lộ rõ tính chất phản động của mình khi điên cuồng sử dụng bạo lực trên tất cả đời sống xã hội; trung tâm của cách mạng thế giới dần chuyển sang nước Nga, sự phát triển của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ; sự tấn công của những người theo chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa đế quốc lên học thuyết Mác … đã đòi hỏi cần thiết phải nghiên cứu để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng. V.Iênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển chủ nghĩa Mác
trong thời đại mới. Và nhờ những đóng góp to lớn của Người, triết học Mác- Lênin ra đời như một tên gọi chung cho cả hai giai đoạn.
2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học Mác – Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng triết học nhân loại và đang là hình thức phát triển cao nhất của các hình thức triết học trong lịch sử. Hiểu được điều đó, nhóm chúng em nghiên cứu về định nghĩa, đối tượng và các chức năng của triết học Mác – Lênin từ đó có cái nhìn tổng quát và hiểu sâu hơn về triết học Mác-Lênin và vận dụng vào việc học tập, nghiên cứu, làm việc sau này
Xem thêm : Xe Phương Trang bến xe Miền Tây đi Vũng Tàu – Lịch trình, giá vé, điểm đón 2021
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp logic, phân tích, đối chiếu.
II. NỘI DUNG
1. Triết học Mác – Lênin là gì?
Triết học Mác – Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học Mác là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng. Đó là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới xã hội đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; đem lại cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn, khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới.
Khi nghiên cứu, Các và P.Ăngghen không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếu nhất của nó là máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bước phát triển mới bằng cách tiếp thu
tưởng triết học xuyên suốt quá trình lịch sử, nên triết học Mác – Lênin là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng.
Đối tượng của triết học là một vấn đề vẫn đang tranh luận trong lịch sử triết học từ trước đến nay. Thời cổ đại, do khoa học chưa phát triển, nhà triết học chính là nhà khoa học, nhà bách khoa, thông thái trên các lĩnh vực, triết học bao hàm toàn bộ tri thức khoa học của nhân loại. Do vậy, triết học là khoa học của mọi khoa học. Mặc dù các học thuyết triết học đều có các khách thể nghiên cứu riêng, nhưng thực chất đối tượng của triết học chưa phân biệt được với đối tượng của khoa học cụ thể. Thời trung cổ, ở châu Âu tôn giáo ngự trị, thế giới quan duy tâm tôn giáo thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội, kìm hãm sự phát triển của các khoa học. Triết học phát triển trong môi trường hết sức chật hẹp, trở thành bộ phận của thần học, thành “nô bộc” của thần học, có nhiệm vụ giải thích kinh thánh. Thế kỷ XV – XVI, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đã tạo ra thời kỳ Phục hưng văn hóa, trong đó có triết học, triết học dần dần tách khỏi các khoa học cụ thể và phát triển thành các bộ môn riêng biệt, đó là bản thể luận, nhận thức luận, logic học, triết học lịch sử, mỹ học, đạo đức học, tâm lý học… Thế kỷ XVII – XVIII và đầu thế kỷ XIX, là thời kỳ cả triết học duy vật và triết học duy tâm đều phát triển mạnh. Triết học duy vật đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và đạt tới những thành tựu mới trong triết học tự nhiên, triết học xã hội và đỉnh cao là triết học nhân bản của Phoiơbắc nửa đầu thế kỷ XIX. Tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.
Sự phát triển của các khoa học cụ thể đã từng bước làm mất đi vai trò của triết học là “khoa học của các khoa học” mà triết học Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Heghen xem triết học của ông là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó các ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học. Hoàn cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của một hệ thống triết học hoàn toàn mới – triết học Mác – Lênin – đỉnh cao của tư duy triết học nhân loại, một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị và triệt để, vũ khí tư tưởng sắc bén của giai câp vô sản. Đoạn tuyệt triệt để với tham vọng trở thành ‘’khoa học của mọi khoa học”, triết học Mác – Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là giải quyết mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Đối tượng của triết học Mác – Lênin và đối tượng của các khoa học cụ thể là thống nhất nhưng không đồng nhất, chúng khác nhau nhưng lại quan hệ mật thiết với nhau, sở dĩ như vậy là vì, những quy luật chung nhất mà triết học Mác – Lênin nghiên cứu và những quy luật đặc thù của mỗi khoa học cụ thể không loại trừ nhau, mà trái lại, liên quan chặt chẽ, tác động đồng thời trong từng hiện tượng, từng quá trình cụ thể của thế giới vật chất. Những quy luật chung nhất luôn được biểu hiện thông qua các quy luật đặc thù, hay nói cách khác, những quy luật đặc thù là biểu hiện của các quy luật chung nhất trong một lĩnh vực cụ thể của thế giới
3. Chức năng cơ bản của Triết học Mác – Lênin
Xem thêm : Dân tộc là gì? Các đặc trưng cơ bản của dân tộc (cập nhật 2022)
Cũng như mọi khoa học triết học có thể cùng một lúc có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Đó là các chức năng thế giới quan và phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng phê phán… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết học Mác – Lênin nói riêng.
3. Chức năng thế giới quan
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học Mác – Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.
- Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng:
Nó có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Nó giúp cho con người cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống.
Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó giúp con người xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.
KẾT LUẬN
Tóm lại, muốn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay, bản thân cần phải học tập nghiên cứu nghiêm túc, có hệ thống, tìm hiểu đúng đắn, nắm vững những nội dung cốt lõi và phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhì vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta phải nâng cao tư tưởng về chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng chủ nghĩa xã hội thích hợp với tình hình của đất nước.
Tài Li u Tham Kh o: ệ ả
Ph m Văn Đ c (2019), Giáo trình Triếết h c Mác – Lếnin, NXB Cạ ứ ọ hính tr Quốếc gia S th t ị ự ậ
B Giáo d c và Đào t o (2003), Triếết h c, 3 quy n, NXB Chính tr Qộ ụ ạ ọ ể ị uốếc gia, Hà N iộ
B Giáo d c và Đào t o (2014), Giáo trình Triếết h c (ộ ụ ạ ọ Dùng trong đào t o Th c sỹỹ, Tiếến sỹỹ các ngành ạ ạ KHXH và NV không chuỹến ngành Triếết h cọ ) NXB Đ i h c S ph m Hà N iạ ọ ư ạ ộ
Bách khoa toàn th m Wikipediaư ở
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp